Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sếp hỗ trợ chi phí khi tôi đi du học

Dự định nghỉ việc vì chuẩn bị đi du học Trung Quốc, tôi bất ngờ khi sếp đề nghị tài trợ một phần học phí. Đổi lại, tôi cam kết tiếp tục đồng hành cùng công ty sau khi trở về.

Đam mê văn hóa Trung Quốc, tôi là người hâm mộ lâu năm của phim cổ trang và truyện ngôn tình. Đi du học tại Bắc Kinh là niềm mơ ước của tôi.

Không muốn nhờ sự hỗ trợ tài chính từ gia đình, tôi quyết định tự tiết kiệm để thực hiện ước mơ du học. Vừa tốt nghiệp, tôi đảm nhiệm đồng thời 2 công việc để gia tăng thu nhập.

Trong giờ hành chính, tôi là chuyên viên marketing của một công ty thương mại điện tử. Sau khi tan làm, tôi lại vội vàng bắt đầu công việc của một giáo viên tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em.

Những buổi tối không có lịch dạy, tôi tranh thủ đi học tiếng Trung. Tôi phải ôn luyện đồng thời 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để chuẩn bị cho kỳ thi HSK (chứng chỉ ngôn ngữ Trung). Để theo học tại trường đại học mong muốn, tôi cần hoàn tất chứng chỉ HSK 4.

Gần đến kỳ thi, tôi thường xuyên phải thức đêm ôn tập. Hàng ngày, tôi đều đặt lưng xuống giường vào lúc 3h sáng. Chưa kịp ngủ đủ giấc, chuông báo thức đã kêu.

Lịch trình cá nhân dày đặc khiến tôi luôn ở trong trạng thái mệt mỏi. Mỗi này, tôi đều đến văn phòng với khuôn mặt bơ phờ do thiếu ngủ. Hiệu suất công việc ngày càng giảm sút.

Các dự án do tôi thực hiện gần đây đều không đạt kết quả như mong đợi. Sự sa sút về sức khỏe thể chất và tinh thần khiến tôi không còn đủ sức sáng tạo.

Khi nhận ra vấn đề của bản thân ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc chung, tôi cảm thấy ái ngại với đồng nghiệp. Không muốn trở thành “con sâu làm rầu nồi canh", tôi có ý định xin nghỉ việc. Trong thời gian đó, tôi sẽ dồn lực ôn thi để đạt kết quả tốt.

Chưa kịp đề đạt, tôi đã được sếp gọi vào phòng trao đổi riêng. Ban đầu, tôi cho rằng sếp đã nhận ra và không hài lòng với sự thể hiện của tôi 2-3 tháng gần đây. Trái với dự đoán, chị không trách mắng mà lập tức hỏi thăm tôi.

Sau khi trình bày lý do và mong muốn của bản thân, tôi thấy sếp suy nghĩ một lúc. Chị đưa ra một lời đề nghị mà tôi chưa từng ngờ tới.

Sếp cho biết có thể hỗ trợ một phần học phí du học Trung Quốc. Đổi lại, tôi phải cam kết tiếp tục gắn bó với công ty sau khi trở về. Trong thời gian đi du học, tôi được tạo điều kiện làm việc từ xa (remote).

Lúc đầu, tôi khá lo ngại về khả năng hoàn thành và đảm bảo tiến độ công việc. Tuy nhiên, sau khi nghe lời động viên của sếp, tôi đã mạnh dạn nhận lời.

Khoản tiền hỗ trợ từ phía công ty sẽ giúp tôi giảm bớt áp lực tài chính. Không còn phải nỗ lực gia tăng thu nhập, tôi sẽ sớm bàn giao công việc tại trung tâm tiếng Anh trẻ em.

Đây là cơ hội tốt để tôi tập trung vào công việc chính và quá trình chuẩn bị du học. Với sự trợ giúp này, tôi sẵn sàng tiếp tục đồng hành với công ty. Tuy vậy, tôi cũng biết bản thân phải nỗ lực hơn nữa để thỏa mãn sự kỳ vọng lớn của sếp.

Trào lưu 'hạn chế âm thầm' tại nơi làm việc

Nhiều người lao động đang sa đà vào xu hướng ‘quiet constraint' mà không hề hay biết những tác hại của nó.

Lifestyle gửi đến độc giả gợi ý về sách hay, phong cách đọc hiện đại của giới trẻ, đặc biệt là Gen Z. Ngoài ra, những người mê đọc sách cũng có thể khám phá thêm góc nhìn của các gương mặt trẻ nổi bật về lựa chọn đọc sách.

Linh Vũ

Illustrator: Mỷ Thi

Bạn có thể quan tâm