Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Siết nợ có vi phạm pháp luật hay không?

Có người mượn tiền nhưng không trả nên tôi giữ xe máy, điện thoại của họ để yêu cầu trả nợ thì xảy ra xô xát. Trong trường hợp này tôi có phạm pháp và bị xử lý hình sự hay không?

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn cho độc giả Quang Bình ở quận 10, TP.HCM như sau:

Việc cho vay tiền được xem là giao kết hợp đồng vay tài sản theo quy định trong Bộ luật Dân sự. Nếu có người nợ tiền nhưng đến hạn mà không trả, bạn có thể khởi kiện tại tòa án nơi người đó cư trú để yêu cầu cơ quan xét xử bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

siet no co pham phap khong anh 1

Ảnh minh họa

.   

 

Việc bạn giữ xe máy, điện thoại của người nợ mình thì tùy hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, nếu bạn dùng vũ lực để đe dọa (nhưng không sử dụng) như dọa đánh hoặc uy hiếp tinh thần của bên vay, nói sẽ đốt xe, đập điện thoại… nhằm chiếm đoạt tài sản của bên vay thì vẫn phạm pháp. Đây là dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật Hình sự có mức án cao nhất là 20 năm tù.

Trong quá trình lấy tài sản, hai bên xô xát, người nợ tiền không đồng ý cho bạn lấy xe. Lúc này, bạn dùng vũ lực như đấm, đá… rồi lấy tài sản thì hành vi này có thể chuyển hóa thành tội Cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tùy theo hành vi và hậu quả mà tội Cướp tài sản có mức án cao nhất theo quy định là tù chung thân hoặc tử hình.

Hiện, rất nhiều người do thiếu hiểu biết pháp luật nên có hành vi Cưỡng đoạt tài sản của người nợ tiền mình. Điều này đã biến họ từ chủ nợ (là nguyên đơn trong vụ án dân sự) thành bị cáo (trong vụ án hình sự). Vì vậy, bạn nên cân nhắc, thận trọng khi siết nợ người khác.

Chủ nợ ra tòa vì đi xiết tài sản của doanh nghiệp

Bị doanh nghiệp thủy sản bội tín trong việc thanh toán tiền mua cá tra, hai nông dân ở miền Tây tìm cách thu hồi nợ nên vướng lao lý.

Thăng Long ghi

Bạn có thể quan tâm