Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh ra đã làm KOL

Những đứa trẻ trở thành công cụ kiếm tiền của bố mẹ có cuộc sống luôn gắn liền với camera. Chúng không có sự riêng tư và thường trở thành nhân vật chính bất đắc dĩ trong các video.

Nhiều bậc phụ huynh đã xem việc chia sẻ hình ảnh của con cái là điều hiển nhiên.

Khi gõ từ khóa “Claire” vào ô tìm kiếm, người dùng sẽ nhận được kết quả: ảnh khi còn nhỏ, đủ loại hàng hóa được bày bán, kênh YouTube có hàng triệu lượt đăng ký, video về Claire và các thành viên trong gia đình.

Các đoạn clip thường ghi lại quá trình lớn lên của Claire từ khi sinh ra đến giai đoạn thiếu niên. Trên Instagram, không khó để tìm thấy những bình luận khen chê của dân mạng.

Mỗi khi xuất hiện ở đám đông, cô luôn được mọi người nhận ra và xin chụp ảnh cùng. Tuy nhiên, trang cá nhân của Claire lại không có video nào tồn tại, trong khi kênh gia đình có hơn một tỷ lượt xem.

Mất tuổi thơ

Đối với Gen Z, thế hệ sinh ra trong thời kỳ công nghệ có bước tiến đột phá, mạng xã hội là yếu tố luôn được ưu tiên, theo Teen Vogue.

Đặc điểm của nhóm này là thích ghi lại đời sống và những thành tích mà bản thân đạt được trên Internet, với dấu chân kỹ thuật số qua các nền tảng khác nhau trong nhiều năm.

Nhưng với nhiều người trẻ, quyền chủ động chia sẻ lại thuộc về cha mẹ, từ chiến thắng cuộc thi đánh vần ở trường đến bức ảnh tươi cười trong ngày đầu tiên vào đại học.

Ngoài ra, những chi tiết riêng tư như cảnh òa khóc, bị phạt khi làm sai cũng được phụ huynh đăng lên để câu view mà không có sự cho phép từ con cái.

Claire chưa bao giờ biết đến một cuộc sống mà không có camera hướng về mình.

Cô nổi tiếng từ khi là một đứa trẻ biết đi. Khi các video bắt đầu thu hút lượt xem, cha mẹ cô đã nghỉ việc vì doanh thu từ kênh YouTube đủ để nuôi sống gia đình và mua cho họ một ngôi nhà đẹp cùng chiếc xe mới.

“Thật không công bằng khi tôi phải kiếm tiền cho cả nhà”, cô bày tỏ.

Một lần, Claire nói với bố rằng cô không muốn làm video nữa và nhận được sự phản đối ngay lập tức. Ông giải thích họ sẽ phải dọn ra khỏi nhà, quay lại làm việc vất vả và không còn tiền để mua “những thứ tốt đẹp”.

KOL tre em anh 1

Không ít đứa trẻ trở thành ngôi sao từ sớm nổi tiếng nhờ mạng xã hội. Ảnh: Bloomberg.

“Bố tôi nói ông ấy vừa là một người cha, cũng vừa là sếp. Điều đó khiến tôi gặp rất nhiều áp lực. Khi đủ 18 tuổi và có thể ra ở riêng, tôi sẽ cân nhắc việc không liên lạc với họ nữa và công khai quá trình trở thành ngôi sao mạng của mình”, Claire bày tỏ.

Claire muốn mọi người biết rằng tuổi thơ của cô đã bị lu mờ bởi sự nổi tiếng theo cách không được lựa chọn.

Người giám hộ của nữ KOL cho biết họ đang tiết kiệm một phần tiền để sử dụng khi con gái vào đại học. Nhưng vì không có luật bảo vệ thu nhập của trẻ em có sức ảnh hưởng trên Internet, Claire cho rằng sự thiếu minh bạch này sẽ mang đến nhiều hệ lụy về sau.

Nhiều nhà lập pháp đang thúc đẩy các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và thu nhập của những ngôi sao nhí tài năng tại Washington (Mỹ), dựa trên cơ sở “Luật Coogan” được ra đời vào năm 1939.

Theo luật này, người sử dụng lao động chỉ có thể ký hợp đồng với một đứa trẻ nếu 15% thu nhập được chuyển vào tài khoản tiết kiệm của chúng (gọi là Tài khoản ủy thác Coogan).

Con số này không được dưới tỷ lệ phần trăm đã quy định theo khoản thanh toán giá trị hợp đồng ban đầu. Khi lớn lên, chúng có toàn quyền sử dụng số tiền này.

Dùng con cái để kiếm tiền

Cam (24 tuổi) kể lại khi còn nhỏ, mẹ đã đăng thông tin về cô lên trang cá nhân có hơn 10.000 người theo dõi.

Vào năm 12 tuổi, Cam nhận được tin nhắn từ một người đàn ông xa lạ nói rằng đã thấy cô đạp xe cùng bạn bè. Sự việc đó khiến cô gái luôn cảm thấy thấp thỏm, lo âu mỗi khi ra khỏi nhà.

“Tôi sợ hãi đến mức không muốn kể cho mẹ bất cứ những gì đang diễn ra vì biết chắc chắn nó sẽ trở thành nội dung của bà”, Cam nói.

Không chỉ thế, cô còn từng chứng kiến nhiều đứa trẻ bị bạn trêu chọc vì những bức ảnh xấu hổ từ trang Facebook của mẹ chúng.

Bobbi Althoff (25 tuổi), một bà mẹ hai con, có hơn 3,6 triệu lượt theo dõi trên TikTok. Phần lớn nội dung trên kênh của cô là chủ đề châm biếm, chế giễu các xu hướng thịnh hành và những trò diễn vụng về với chồng.

KOL tre em anh 2

Cha mẹ nên cân nhắc việc đưa hình ảnh con cái lên mạng và kiếm tiền từ việc này. Ảnh: Pexels.

Không giống nhiều bà mẹ KOL khác, Althoff luôn che giấu danh tính và hình ảnh của con mình bằng cách hậu kỳ video một cách cẩn thận.

“Sự an toàn của Richard và Concrete là nguyên nhân khiến tôi phải làm như vậy. Tôi rất sợ đọc bình luận ác ý về các con. Đôi khi người ta quên mất rằng những em bé không phải là trẻ con mãi mãi, chúng sẽ lớn lên và muốn xây dựng tên tuổi cho riêng mình, bên cạnh việc là con của một TikToker”, Althoff nói.

Althoff cho biết việc hạn chế sự xuất hiện của con trên các phương tiện truyền thông đã giúp cô tìm thấy ý nghĩa đặc biệt của vai trò làm mẹ.

Đối với những bà mẹ trẻ như Althoff, việc chia sẻ trên mạng xã hội có thể là một phản xạ. Nhiều người trong số họ đã làm điều đó từ khi học cấp hai nên lúc trở thành phụ huynh, thói quen này đã trở thành lẽ đương nhiên.

Caroline (28 tuổi), chủ nhân của một tài khoản nổi tiếng trên TikTok, cũng hạn chế việc chia sẻ hình ảnh về con mình.

“Các bậc cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng việc bắt đầu làm vlog gia đình hoặc kiếm tiền từ cuộc sống của con cái trên Internet. Những khoản tiền bạn nhận được từ công việc này có thể mang đến hệ lụy về sau. Con bạn sẽ không bao giờ có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác”.

Bài hát lớn lên cùng con

Cuốn sách là ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác. Có thể kể đến những cái tên như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; bài Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt; bài Chúng em là học sinh lớp Một quen thuộc, được hát ở bao trường tiểu học. Ngoài ra, những bài như Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Bác sĩ tiết lộ bí mật của bệnh nhân lên TikTok để kiếm view

Nhiều nhà trị liệu tâm lý đã bị sa thải vì tiết lộ tình trạng của bệnh nhân và đưa ra những quan điểm trái chiều trên mạng. Tuy nhiên, quy định cho điều này vẫn còn khá lỏng lẻo.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm