Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh viên chế tạo ô tô từ phế liệu

Với niềm đam mê sáng tạo, sinh viên Nguyễn Thanh Việt đã chế tạo thành công chiếc ô tô chạy bằng điện được làm từ đồ phế thải nhưng hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Sinh viên chế tạo ô tô từ phế liệu

Với niềm đam mê sáng tạo, sinh viên Nguyễn Thanh Việt đã chế tạo thành công chiếc ô tô chạy bằng điện được làm từ đồ phế thải nhưng hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Trong Triển lãm sản phẩm sáng tạo của sinh viên và cán bộ trẻ năm 2013, do Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp (Bộ Khoa học Công nghệ) phối hợp cùng đại học Huế tổ chức tại TP.Huế vào ngày 11 và 12/5, nhiều người ấn tượng với chiếc ô tô nhỏ chạy bằng điện của sinh viên Nguyễn Thanh Việt (khoa Vật lý, đại học khoa học Huế). Chiếc xe dài 2m, cao 1,4m, ngang 1,2m, nặng 400 kg, tải trọng 200 kg.

 

Sản phẩm ô tô điện của sinh viên Nguyễn Thanh Việt.

Từ nhỏ, Việt thích tự tháo các đồ vật trong nhà, mày mò chế tạo thành đồ chơi như: quạt, đèn học, máy điều hòa chạy bằng nước, cân bằng thủy lực.

Nung nấu ý định chế tạo xe ôtô chạy bằng điện, Việt đến nhà người quen, bạn bè, các xưởng sửa chữa xe máy sưu tầm đồ cũ gồm lốp xe, phuộc sau, chân đạp phanh, ga lấy từ hộp số của các xe máy đã hư hỏng, bộ khung sườn chính từ thép ống... Mô tơ truyền chuyển động của ôtô được lấy từ xe đạp điện, năng lượng điện được lấy từ 4 bình ắc quy. Khi sạc đầy 4 bình ắc quy trong 5 giờ, xe chạy được 100km, có tốc độ tối đa là 55km/giờ. Xe có 2 chỗ ngồi, có bộ phận nghe nhạc, xem tivi, có hệ thống báo động đề phòng mất cắp. Việt cho biết, nếu có điều kiện sẽ lắp thêm tấm pin năng lượng mặt trời phía sau để tăng nguồn năng lượng cho xe.

Để hoàn thành được sản phẩm này, Việt vất vả hàng năm trời, vận dụng lý thuyết ngành học, kiến thức ở trường và bạn bè, tham khảo tài liệu qua internet. Đặc biệt, người anh trai đang làm ở một công ty viễn thông giỏi về kỹ thuật điện luôn giúp đỡ Việt. Chi phí để làm chiếc xe này hết hơn 200 triệu đồng.

TS. Lê Văn Tuất, Trưởng bộ môn quang học - quang phổ, khoa Vật lý, đại học khoa học Huế nhận xét: “Việt có trí tò mò và ham học, thích sự khám phá, sáng tạo. Sản phẩm của Việt không thể gọi là sáng chế được vì không có thiết kế, quy trình cụ thể; cũng không phải là một công trình khoa học, nhưng rất có ý nghĩa và thiết thực vì sản phẩm hoạt động tốt, được làm từ các vật liệu cũ, đồ thải và không gây hại đối với môi trường”.

Việt mong muốn sẽ có cơ quan chuyên môn về thẩm định, cấp giấy phép hoạt động cho ôtô điện của mình. Theo Việt, xe này dùng để chở người du lịch, ngắm cảnh trong thành phố với nhiều cây xanh thì rất tuyệt.

Theo Công An TP.HCM

Theo Công An TP.HCM

Bạn có thể quan tâm