Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh viên sẽ đưa xe tự hành lên Mặt Trăng trước NASA

Tháng 5 tới, các sinh viên tại Đại học Carnegie Mellon sẽ gửi xe tự hành thám hiểm không gian đầu tiên của Mỹ lên Mặt Trăng, trước kế hoạch của NASA khoảng một năm.

Một mô hình kỹ thuật của xe tự hành Iris tại Viện Robotics của Đại học Carnegie Mellon. Ảnh: Đại học Carnegie Mellon.

Cho đến nay, Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng. Tuy nhiên, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lại vắng mặt một cách đáng chú ý trong cuộc chạy đua đưa robot lên thám hiểm Mặt Trăng.

Sau 65 năm thám hiểm, cuối cùng, Mỹ cũng sẽ đưa xe tự hành đầu tiên của mình lên Mặt Trăng. Tuy nhiên, nhiệm vụ này sẽ không được thực hiện bởi các kỹ sư của NASA. Thay vào đó, theo Live Science, nó được phát triển bởi một nhóm sinh viên, cựu sinh viên và giảng viên tại Đại học Carnegie Mellon ở Pennsylvania.

Được biết, nhóm này đã triển khai dự án đưa xe tự hành tên Iris lên thám hiểm Mặt Trăng trong khoảng thời gian 3 năm.

Iris có khung gầm bằng một chiếc hộp đựng giày và nặng chưa đến 2 kg. Với kích thước đó, Iris là xe tự hành nhỏ nhất và nhẹ nhất sẽ lên Mặt Trăng. Đồng thời đây cũng là robot đầu tiên được làm từ sợi carbon thay vì nhôm, theo Bloomberg.

Iris có thời lượng pin khoảng 50 giờ, trong thời gian đó, nhiệm vụ chính của Iris sẽ là chụp ảnh bề mặt của Mặt Trăng để nghiên cứu địa lý. Nó cũng sẽ thử nghiệm các kỹ thuật bản địa hóa mới khi truyền dữ liệu trở lại vị trí của nó ở Trái Đất.

Iris chỉ có camera ở phía trước và phía sau. Tuy nhiên, nó có lợi thế nằm thấp trên mặt đất, vì vậy, camera của nó có thể chụp cận cảnh bụi Mặt Trăng. Sau khi hết pin, xe tự hành này sẽ ở lại trên Mặt Trăng.

Bất chấp những hạn chế, Iris là một bước tiến không thể phủ nhận đối với ngành công nghiệp vũ trụ tư nhân. Nó được coi là xe tự hành đầu tiên không phải do một quốc gia chế tạo đáp xuống một vật thể ngoài Trái Đất.

Được biết, toàn bộ dự án xe tự hành Iris đã tiêu tốn 800.000 USD. Đại học Carnegie Mellon cùng các nhà tài trợ tư nhân đã hỗ trợ một phần tài chính, phần còn lại thông qua chiến dịch gây quỹ cộng đồng. 900 người đã tham gia đóng góp, nhiều người trong số họ là sinh viên. Một tệp văn bản ghi tên người đóng góp sẽ được Iris mang lên Mặt Trăng.

Ngoài Iris, nhóm nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon có kế hoạch gửi kèm một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt có tên là MoonArk - một viên nang thời gian chứa thơ, nhạc, tranh và các đồ vật nhỏ.

Theo Bloomberg, chương trình không gian chính thức của Mỹ tập trung nhiều hơn vào Sao Hỏa hơn là trên Mặt Trăng. NASA đã hạ cánh 5 máy bay tự hành trên hành tinh này, chiếc đầu tiên vào năm 1997.

Hiện tại, cơ quan này đang lên kế hoạch gửi máy bay tự hành đầu tiên của mình - một robot nặng khoảng 453 kg tên là VIPER - lên Mặt Trăng vào tháng 11/2024. VIPER sẽ lập bản đồ tài nguyên của Mặt Trăng và cố gắng xác định vị trí, nồng độ của băng.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Tranh cãi không điểm dừng về 'chủ nghĩa giải pháp'

Nhiều người cho rằng chủ nghĩa giải pháp giúp giải quyết những vấn đề tồn đọng của cuộc sống, nhưng một số khác cho rằng điều này đang chặn đứng con đường tiến bộ của con người.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm