Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sợ con cái ế, ba mẹ Trung Quốc tìm 'thông gia online'

Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc đang thay con cái “tìm dâu, chọn rể” qua các nền tảng hẹn hò số hóa dành riêng cho phụ huynh, điều này khiến không ít người trẻ cảm thấy ngột ngạt.

Thong gia online,  Tim dau,  Chon re,  Ung dung mai moi,  Ty le ket hon,  Van hoa Trung Quoc anh 1

Phụ huynh Trung Quốc không ngại “vào cuộc” để tìm ý trung nhân cho con trên các ứng dụng mai mối. Ảnh minh họa: Xiaohongshu.

“Mời gia đình nào có con trai phù hợp thì liên hệ”.

Đây là đoạn kết của một hồ sơ hẹn hò được đăng trên ứng dụng mai mối không dành cho người độc thân, mà cho cha mẹ của họ.

Trên các nền tảng như Family Match (tạm dịch: "Gia đình hảo hợp") hay Perfect In-Laws (tạm dịch: "Thông gia hoàn hảo"), người dùng chính là những ông bố, bà mẹ ở độ tuổi trung niên, đang nôn nóng lo lắng khi con gái, con trai đến tuổi lập gia đình nhưng chưa chịu kết hôn.

Các nền tảng này được thiết kế thân thiện với người dùng trung niên, với giao diện đơn giản, chữ lớn và các bộ lọc ưu tiên tiêu chí như học vấn, thu nhập, sở hữu tài sản và hộ khẩu. Một số ứng dụng còn cung cấp dịch vụ ngoại tuyến như phỏng vấn qua điện thoại hoặc kết nối với các chuyên gia mai mối để phụ huynh thẩm định kỹ lưỡng các ứng viên tiềm năng, theo Sixth Tone.

Con cái bất mãn, cha mẹ kiên quyết

Nữ nhân viên văn phòng Nancy Xu (27 tuổi, Quảng Đông, Trung Quốc) sốc khi nhận được một loạt ảnh và thông tin của các “ứng viên” được gửi qua WeChat, kèm một tin nhắn ngắn gọn từ mẹ: “Rảnh thì xem nhé”. Hóa ra, bố mẹ cô đã đăng ký tài khoản trên ứng dụng mai mối dành cho phụ huynh mà không hề thông báo.

Mỗi ngày, Xu nhận được một ứng viên mới. Khi cô phản hồi quá ngắn, cha mẹ liền phàn nàn rằng cô không nỗ lực. Thậm chí, họ còn chê tin nhắn của con gái là “thiếu cảm xúc”, không bằng cách họ trò chuyện với phụ huynh nhà trai.

Áp lực từ việc “phải tìm chồng cho bằng được” khiến Xu cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận rằng những ứng viên do bố mẹ chọn thường “có điều kiện vật chất” tốt hơn, điều mà thế hệ trẻ ít khi đặt nặng bằng ngoại hình hay sự hòa hợp về tính cách.

Không phải ai cũng tin vào các nền tảng trực tuyến. Tại Công viên Nhân dân ở Thượng Hải (Trung Quốc), nơi nổi tiếng với “chợ mai mối” truyền thống, hàng chục phụ huynh vẫn miệt mài lật giở các hồ sơ in giấy trong bìa nhựa. Trong 17 phụ huynh được phỏng vấn, chỉ có 3 người từng thử dùng ứng dụng mai mối.

“Hồ sơ trên mạng không đáng tin, lại tốn tiền, ít ai nghiêm túc", một bà mẹ chia sẻ. Đa số vẫn ưa chuộng gặp mặt trực tiếp để “nhìn người bắt hình dong”.

Dù còn nghi ngại, một số phụ huynh vẫn thử sức với công nghệ. Li Dengyun (52 tuổi, An Huy, Trung Quốc) bắt đầu hành trình tìm rể cho con gái từ bạn bè và người quen. Nhưng khi hết nguồn giới thiệu, bà quyết định đăng hồ sơ trên Family Match. Dù vậy, bà vẫn còn lưỡng lự, không dám chủ động nhắn tin vì sợ gặp lừa đảo.

“Kết hôn là chuyện cả đời, phải chọn kỹ càng”, bà nói.

Se duyên qua hồ sơ trực tuyến

Trên ứng dụng Hongxian Qinjia (tạm dịch: "Dây tơ hồng"), một nền tảng khác do công ty của Huang Yixuan phát triển, quy trình mai mối bắt đầu bằng một danh sách tiêu chí chi tiết. Phụ huynh nhập thông tin về bản thân và con cái, sau đó tham gia phỏng vấn qua điện thoại và xác minh danh tính tại các điểm ngoại tuyến. Khi được phê duyệt, họ nhận 20 hồ sơ phù hợp mỗi ngày dựa trên các bộ lọc.

Để đẩy nhanh quá trình, ứng dụng cung cấp tính năng “Đề xuất Siêu cấp” với mức giá từ 98 NDT (khoảng 13,6 USD) cho 5 lượt đến 168 NDT (khoảng 23,4 USD) cho 10 lượt. Gói thành viên hàng năm giá 365 NDT (khoảng 50,9 USD) mang lại thêm nhiều đặc quyền, như nhận thêm 20 hồ sơ mỗi ngày, gửi 1.000 tin nhắn và liên lạc trực tiếp với các phụ huynh khác.

Thong gia online,  Tim dau,  Chon re,  Ung dung mai moi,  Ty le ket hon,  Van hoa Trung Quoc anh 4

Dù có nền tảng hẹn hò trực tuyến, cha mẹ vẫn thích gặp ngoài đời để hiểu rõ nhau hơn. Ảnh minh họa: Qilai Shen/Bloomberg.

Theo nhà sáng lập, hình thức này làm tăng tỷ lệ kết đôi rõ rệt. Bà dẫn chứng 2 cặp đôi kết hôn sau chưa đầy 2 tháng, phần lớn nhờ cha mẹ “duyệt từ đầu”, đảm bảo mức độ tương xứng về học vấn, thu nhập, quê quán.

Số liệu từ iiMedia Research cho thấy, thị trường hẹn hò trực tuyến tại Trung Quốc đã tăng từ 373 triệu USD năm 2014 lên hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2023. Cùng với đó, nhu cầu từ các bậc cha mẹ ngày càng lớn. Tại Jinsheng Youxing, hiện có tới 65% người dùng là phụ huynh, tăng mạnh so với chỉ vài năm trước.

“Phụ huynh của những người trẻ 28-38 tuổi thường lo chuyện hôn nhân hơn chính con họ", Huang Yixuan nhận định.

Thế hệ bị chỉ trích vì không 'alo' khi nghe điện thoại

Thói quen im lặng khi nhấc máy của Gen Z gây tranh cãi, một số cho rằng thiếu lịch sự, trong khi nhiều người phản biện đây đơn giản là cách đối phó với cuộc gọi rác.

'Giải oan' cho Gen Z

Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm