Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sở GD&ĐT TP.HCM cảnh báo phụ huynh phân biệt trường tư và quốc tế

Sở GD&ĐT TP.HCM cảnh báo phụ huynh nên phân biệt rõ trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài.

Theo thông tin Sở GD&ĐT TP.HCM công bố, đến ngày 20/8, thành phố có 21 trường có yếu tố nước ngoài. Trong đó, 13 trường có vốn đầu tư nước ngoài và dạy chương trình nước ngoài (trường quốc tế). 8 trường khác là tư thục, được phép dạy thí điểm chương trình nước ngoài hoặc dạy bổ sung chương trình nước ngoài.

Đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cảnh báo hiện nay, nhiều phụ huynh hiểu nhầm trường tư thục là có yếu tố nước ngoài. Thực chất, trường có yếu tố nước ngoài là một bộ phận nằm trong loại hình trường tư thục.

truong yeu to nuoc ngoai anh 1
Những trường có yếu tố nước ngoài, dạy chương trình nước ngoài tại TP.HCM. Ảnh: M.N.

Các trường có yếu tố nước ngoài được cấp phép theo danh sách của Sở GD&ĐT TP.HCM phải do tổ chức nước ngoài thành lập, có vốn đầu tư nước ngoài, dạy chương trình nước ngoài, cho con em là người nước ngoài và số ít học sinh Việt Nam.

Ngoài ra, hiện tại, thành phố còn có 8 trường tư thục được cho dạy thí điểm chương trình nước ngoài như sau:

truong yeu to nuoc ngoai anh 2
Những trường tư thục được thí điểm dạy chương trình nước ngoài. Ảnh: M.N.

Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư Hà Nội, cho biết Nghị định 86/2018 về hợp tác đầu tư nước ngoài quy định rõ các trường có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng học sinh ở mỗi lớp không quá 30, giáo viên ít nhất phải 1,5 người/lớp đối với trường tiểu học. 

Các trường phải đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất như tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt, diện tích mặt bằng bình quân ít nhất 6m2/học sinh, có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường…

Luật sư Bình cũng cho hay theo Luật Giáo dục hiện hành, các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân chỉ bao gồm:

Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

 Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.

 Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí bằng vốn ngoài ngân sách.

 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) cũng quy định 3 loại hình nhà trường như trên.

Gateway và nhiều trường ở Hà Nội bỏ mác 'quốc tế'

Trên trang web của mình, trường Gateway đã bỏ chữ "quốc tế", đổi thành "Tiểu học & THCS". Tuy nhiên, đến trưa 17/8, biển hiệu của trường vẫn là "International School".

Minh Nhật

Bạn có thể quan tâm