Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Sở Y tế: TP.HCM không thiếu thuốc điều trị Covid-19

Lý giải việc người dân phản ánh chưa được cấp phát Molnupiravir khi mắc Covid-19, đại diện Sở Y tế TP.HCM thông tin không phải F0 nào cũng được cấp loại thuốc này.

Chiều 9/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch Covid-19 TP.HCM.

Ưu tiên cấp thuốc C cho đối tượng nguy cơ

Trả lời câu hỏi liên quan sử dụng thuốc Molnupiravir trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết với gói thuốc C (thuốc kháng virus Molnupiravir), mới đây, thành phố vừa được cấp thêm 25.000 liều. Ngoài ra, các gói thuốc C từ cơ sở y tế, bệnh viện chưa sử dụng cũng được điều chuyển về trạm y tế để cấp phát cho người dân.

TP.HCM cũng được Bộ Y tế cung cấp 2.300 liều thuốc Favipiravir. Ngoài ra, thành phố cũng được cung cấp một số loại thuốc y học cổ truyền, trong đó có 2.200 liều xuyên tâm liên từ Bộ Y tế phân bổ để hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19.

dich Covid-19 bung phat o TP.HCM anh 1

Thuốc Molnupiravir được triển khai đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 8. Ảnh: Merck.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng được hỗ trợ trên 30.000 liều sản phẩm Kovir - thực phẩm chức năng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe khi mắc Covid-19.

"Nói như vậy, không có nghĩa là TP.HCM quá dồi dào về thuốc mà lượng thuốc này vẫn phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ trước tình hình số lượng tăng F0 trong thời gian gần đây", bà Mai nhấn mạnh.

Trước tình trạng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn gia tăng nhưng lượng gói thuốc C có hạn, nếu cấp phát hết cho những bệnh nhân vừa test nhanh xác định dương tính thì sẽ không đáp ứng đủ.

Lý giải vấn đề nhiều người dân phản ánh chưa được cấp phát thuốc Molnupiravir khi mắc Covid-19, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM thông tin thuốc kháng virus phải sử dụng đúng đối tượng, không phải người bệnh Covid-19 nào cũng được cấp túi C.

"Ví dụ người bệnh trẻ, khỏe, không triệu chứng khi mắc Covid-19, tiêm đủ 2 liều vaccine thì không thuộc chỉ định uống Molnupiravir. Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ dẫn đến hệ quả nguy hiểm, đặc biệt là kháng kháng sinh. Đây là điều rất nguy hiểm cho cộng đồng", bà Mai nói.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị công an xác minh việc mua bán Molnupiravir

Về việc rao báo thuốc Molnupiravir, đại diện Sở Y tế TP.HCM khẳng định đây là thuốc chưa được cấp phép lưu hành. Do đó, việc lưu hành sản phẩm trên không gian mạng, thị trường mua bán đều bất hợp pháp.

"Hiện Sở Y tế TP phối hợp công an TP.HCM điều tra, truy vết trường hợp mua bán các loại thuốc này. Quan điểm của sở là xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm", bà Mai nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao ngành y tế nói quản lý chặt chẽ túi thuốc C mà vẫn có tình trạng rao bán thuốc trên mạng, bà Mai cho biết tính đến nay, ngành y tế chưa phát hiện nhân viên của trạm y tế, trạm y tế lưu động có liên quan việc rao bán gói thuốc C.

"Tuy nhiên, để trả lời vì sao tình trạng vẫn còn hiện hữu, ngành y tế và công an, ban chỉ đạo vẫn đang tiếp tục điều tra, xác minh để làm rõ việc này", Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM nói.

Chiều 7/12, Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế TP.HCM kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.

Trước đó, báo chí đưa thông tin một số đối tượng trên địa bàn TP.HCM đã rao bán trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến thuốc điều trị Covid-19 có dược chất Molnupiravir.

Theo Cục Khoa học - Công nghệ và Đào tạo, đến nay, 34 tỉnh, thành sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà. Trao đổi nhanh với Zing, nhiều chuyên gia cùng nêu quan điểm Việt Nam nên sớm cấp phép loại thuốc này để người bệnh được tiếp cận sớm hơn khi điều trị Covid-19.

Tỷ lệ tiêm vaccine cao, Việt Nam có thể ứng phó Omicron ở mức độ nào?

Trao đổi với Zing, các chuyên gia cho rằng việc cảnh giác trước chủng Omicron là cần thiết bởi đây là biến chủng mới, nhưng không quá đáng sợ.

Nguy cơ quá tải hệ thống y tế do F0 tăng cao

Ngành y tế tỉnh Cà Mau, TP Cần Thơ đang cảnh báo nguy cơ quá tải hệ thống điều trị do số lượng F0 vẫn tăng cao trong nhiều ngày qua.

Dịch Covid-19

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm