Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sống như F0 dù không nhiễm bệnh

Từ đợt dịch cao điểm đầu tháng 3, Mai Lê gần như không ra khỏi nhà. Cơ quan cho work from home, bản thân đang mang bầu, cô không ra ngoài để đảm bảo an toàn.

“Vì dịch bệnh phức tạp, cơ quan tôi cho phép làm tại nhà nếu đảm bảo được công việc. Tôi mang bầu bé thứ hai được 2 tháng nên rất lo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Gia đình tôi có mẹ đã mắc Covid-19 nhưng may mắn không lây cho ai”, Trương Thị Mai Lê (28 tuổi), giảng viên ở tỉnh Hà Giang, chia sẻ với Zing.

Gần một tháng qua, nữ giảng viên hạn chế ra ngoài mua thực phẩm, kể cả bữa sáng. Cô thường gọi ship về, nhờ để đồ ở cửa và chuyển khoản cho người bán.

“Mỗi lần nhận hàng ship, tôi luôn xịt khử khuẩn vào mặt hàng và sát khuẩn tay. Nhà còn con nhỏ 3 tuổi nên tôi rất cẩn thận. Tôi thường xuyên súc miệng nước muối, uống 1-2 ly nước cam mỗi ngày để tăng sức đề kháng”.

Tương tự Mai Lê, lo sợ nhiễm bệnh, nhiều người tự cách ly ở nhà, work from home, không gặp gỡ ai và giữ sức khỏe. Thậm chí, có người còn sống cả năm nay như vậy.

Song nhu F0 du khong nhiem benh anh 1

Có con trai 3 tuổi và đang mang bầu bé thứ hai, Mai Lê chọn ở nhà tránh dịch, không ra ngoài gần một tháng nay. Ảnh: NVCC.

Luôn đề phòng

Khi có việc trên cơ quan cần xử lý trực tiếp, Mai Lê mới ra ngoài. Cô đi ôtô riêng, đóng kín cửa và không giao tiếp với ai.

Mỗi khi đi làm về, chồng Mai Lê ở riêng một phòng vì cơ quan có nhiều F0. Anh xịt khử khuẩn kỹ càng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho cả nhà.

“Ở nhà nhiều nhưng tôi không có thời gian để buồn chán. Mỗi ngày lo công việc, con cái cũng hết ngày. Bên cạnh đó, tôi cũng trồng thêm ít hoa và rau ngoài ban công để thư giãn. Nhiều bạn bè của tôi cũng rất cẩn thận phòng dịch và hạn chế ra ngoài. Vì tính chất công việc, họ muốn nhưng không thể ở nhà trốn dịch như tôi”, nữ giảng viên nói.

Khi hết dịch, Mai Lê mới đủ tự tin ra đường nhiều như trước. Tuy nhiên, nếu con đi học và bản thân phải trở lại cơ quan, cô vẫn phải ra ngoài dù không muốn.

Song nhu F0 du khong nhiem benh anh 2

Thu An tranh thủ mua vitamin và thuốc bổ cho bản thân khi đi mua thuốc cho gia đình. Ảnh: NVCC.

Ở nhà trốn dịch dù chưa nhiễm bệnh cũng là lựa chọn của Thu An (28 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Gần 4 tháng nay, cô chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết.

“Từ đợt Hà Nội phong tỏa hồi tháng 7 năm ngoái đến hết Tết Dương lịch, tôi chủ yếu work from home. Số lần lên cơ quan chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sau kỳ nghỉ, tôi đi làm được một hôm thì đồng nghiệp trở thành F0 nên lại ở nhà”, An kể.

Sống chung với 3 người bạn trong căn chung cư 2 phòng ngủ, An và mọi người thay nhau đi chợ khoảng 2 lần/tuần. Ngoài ra, cô từ chối mọi cuộc hẹn đi chơi của bạn bè.

“Khi bí bách vì ở nhà quá lâu, tôi thường ra công viên gần nhà đi dạo khoảng 30 phút. Tôi tránh giờ cao điểm để hạn chế tiếp xúc người khác, luôn đeo khẩu trang và mang nước sát khuẩn”, cô nói.

Nhiều bạn bè lần lượt thông báo là F0 dù đã tiêm 3 mũi vaccine, thậm chí có người phải đi cấp cứu hoặc có không ít di chứng, An càng muốn “ở ẩn” để đảm bảo an toàn.

Cách đây một tuần, gia đình của An ở quê gồm bố mẹ, chị gái và 2 cháu, đều mắc Covid-19. Khi đi mua thuốc để gửi về nhà, cô cũng mua thêm vitamin và thuốc bổ để đề phòng cho bản thân.

Với An, khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp, cố gắng tránh được đến đâu thì cố gắng còn hơn là nhiễm bệnh.

Bỏ việc để trốn dịch

Vốn có nhiều bệnh nền như suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn tiền đình - tuần hoàn não và phổi yếu, H.B. (quê An Giang) xin nghỉ việc để ở nhà tránh dịch từ tháng 4/2021. Khi đó, anh chưa tiêm vaccine Covid-19.

Gần một năm nay, chàng trai cảm thấy may mắn hơn nhiều người khi chưa trở thành F0.

Giờ đã tiêm 3 mũi vaccine nhưng sức khỏe không tốt, thậm chí ho cả năm chưa dứt, B. vẫn chưa tự tin hòa nhập với cuộc sống như trước đây.

“Tôi luôn tuân thủ 5K nhưng giờ nhiều F0 giấu bệnh, đi lung tung thậm chí không đeo khẩu trang nên rất sợ. Biết là cẩn thận được ngày nào hay ngày đó chứ cũng khó tránh khỏi. Bởi vậy, tôi nhắn tin hỏi nhiều người từng mắc bệnh để chuẩn bị tinh thần trước”, anh nói.

Song nhu F0 du khong nhiem benh anh 3

Nhiều người chọn ở yên trong nhà vì sợ trở thành F0. Ảnh minh họa: Thạch Thảo.

Từng trao đổi với Zing, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành nhận định việc nhiều người không tự tin ra đường và từ chối tháo khẩu trang là phản ứng tất yếu để phòng vệ. Khi đứng trước điều gây hại đến sinh mệnh con người, họ tìm cách bảo vệ bản thân.

“Đến một ngày tin tức tốt hơn, mọi người có thể sẽ thoải mái ra đường trở lại. Nhưng cũng không tránh trường hợp có nhiều người từ giờ trở đi sẽ gắn với chiếc khẩu trang suốt đời, ngay cả khi dịch bệnh qua đi”, bà nói.

Giảm thu nhập khi cả nhà là F0

Suốt 8 ngày là F0, gia đình Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1991, quận Hà Đông, Hà Nội) gần như mất hoàn toàn thu nhập.

Vi sao F0 ra duong? hinh anh

Vì sao F0 ra đường?

0

Nhiều F0 buộc phải ra đường để mua sắm thực phẩm, thuốc men. Một số khác cho biết phải làm việc cho kịp deadline hoặc chăm người thân nằm viện.

F0 van ra duong hinh anh

F0 vẫn ra đường

0

Có triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi và khó thở, N.V.T.D. (TP Thủ Đức, TP.HCM) trở thành F0 sau khi tiếp xúc hàng loạt bạn bè, người quen nhiễm bệnh.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm