Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sốt xuất huyết và Covid-19 cần phân biệt để tránh nhầm lẫn

Sốt xuất huyết và Covid-19 là bệnh do 2 loại virus khác nhau gây ra. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn.

Covid-19 và sốt xuất huyết do virus Dengue đều là bệnh truyền nhiễm, có nguy cơ ảnh hưởng tính mạng. Các điều trị lâm sàng đối với những người mắc thể nặng ở 2 bệnh này tương đối khác nhau và thường cần phải điều trị tại bệnh viện.

Bệnh nhân nghi ngờ mắc sốt xuất huyết hoặc Covid-19 nên được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các biểu hiện sớm. Ngoài ra, việc thực hiện các xét nghiệm thích hợp nhằm chẩn đoán sớm sốt xuất huyết hay Covid-19 là rất cần thiết.

Đường lây truyền

- Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết gây ra do một trong số 4 loại virus Dengue thuộc 4 type huyết thanh khác nhau. Chúng lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi loài Aedes (chủ yếu là loài Ae Aegypti hoặc Ae Albopictus).

- Covid-19

Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra. Chúng chủ yếu lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt bắn đường hô hấp phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Sot xuat huyet anh 1

Covid-19 và sốt xuất huyết do virus Dengue đều có thể dẫn tới không qua khỏi. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Thời gian ủ bệnh

Với sốt xuất huyết, thời gian ủ bệnh là 3-10 ngày, thông thường 5-7 ngày.

Ở Covid-19, chúng có thể kéo dài đến 14 ngày, trung bình là 4-5 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Triệu chứng

Các biểu hiện lâm sàng của cả bệnh sốt xuất huyết và Covid-19 có thể từ nhẹ đến trung bình.

Sốt xuất huyết

  • Sốt
  • Đau đầu kèm theo đau mắt
  • Đau cơ
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Phát ban
  • Các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng: đau bụng, nôn liên tục, chảy máu niêm mạc...

Covid-19

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ hoặc đau nhức cơ thể
  • Đau đầu
  • Mất vị giác
  • Đau họng
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy

Khi có các triệu chứng đầu tiên, người dân đi khám và xét nghiệm để được chẩn đoán, điều trị hiệu quả.

Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non

Trong cơ thể người có một hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Chủ động phòng bệnh Whitmore ở trẻ sau lũ

Hàng năm, vẫn có những ca mắc Whitmore nhưng bệnh rải rác và không gây nên dịch lớn. Tình hình mưa lũ kéo dài có thể là điều kiện khiến số ca mắc gia tăng trong năm nay.

BSCK II Trương Cẩm Trinh

Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ

Bạn có thể quan tâm