Niềm vui thích học tập, nghiên cứu đã giúp Stephen Hawking vượt qua căn bệnh hiểm nghèo để trở thành thiên tài và truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới.
Tượng đài của lòng say mê
Stephen William Hawking là nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học vĩ đại người Anh. Ông nằm trong top 3 nhân vật ảnh hưởng nhất toàn cầu 2018 theo xếp hạng của Globalinfluence.
Qua hệ thống máy tính hỗ trợ giao tiếp, tác giả Lược sử thời gian đã tạo bước chuyển đáng kể cho khoa học đương đại khi bổ sung những phát hiện chấn động về lỗ đen vũ trụ và bức xạ Hawking. Trong toán học, ông cũng đóng vai trò chủ chốt khi thống nhất thuyết tương đối của Albert Einstein và lĩnh vực lượng tử.
Thiên tài Stephen Hawking là một trong những người truyền cảm hứng cho khoa học thế giới. |
Đáng nói, ông không khu trú trong thánh đường khoa học của mình mà luôn nỗ lực đóng góp cho sự phát triển xã hội. Nhà vật lý lý thuyết Raphael Bousso (học trò Stephen Hawking) trả lời tờ Nature rằng, thầy ông không chỉ là nhà bác học kiệt xuất, mà còn truyền tải khoa học đến đại chúng một cách xuất sắc.
Cuốn Lược sử thời gian của Stephen Hawking là một trong những quyển sách khoa học bán chạy nhất toàn cầu với hơn 10 triệu bản được săn đón. Lòng say mê và những phát hiện của nhà vũ trụ học này đã trở thành niềm cảm hứng với rất nhiều thế hệ, đặc biệt các bạn trẻ yêu khoa học.
Những ngôi trường mang tên Stephen Hawking
Từ thuở ngồi trên ghế nhà trường, Stephen Hawking đã là một học sinh khác biệt, thích dành thời gian với máy móc và những trò chơi trí tuệ. Niềm say mê học tập của ông không những không mất đi khi gặp tai biến ở tuổi 21, mà còn tiếp tục được nuôi dưỡng, đưa ông trở thành nhà vật lý lỗi lạc. Cách Stephen nuôi dưỡng sự vui thích trong học tập và phương pháp học tích hợp của ông đã truyền cảm hứng cho cộng đồng thành lập những ngôi trường mang tên Stephen Hawking.
Hiện nay, hầu hết ngôi trường mang tên ông tại các nước phát triển đều chú trọng nuôi dưỡng tình yêu học tập cho con trẻ và áp dụng phương pháp giáo dục tích hợp STEM hoặc STEAM. Trong đó, STEM là chữ viết tắt tiếng Anh của 4 từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học), còn STEAM là phương pháp bổ sung Art (nghệ thuật). Cả hai phương pháp này đều đề cao phong cách học hỏi sáng tạo bằng cách tích hợp linh hoạt những lĩnh vực trên.
Phương pháp giảng dạy STEM được ứng dụng tại một trường tiểu học. |
Cụ thể, tại các ngôi trường này, trẻ được học cách chế tạo một phi thuyền bằng thùng các - tông. Suốt quá trình, trẻ học cơ chế phi thuyền hoạt động (khoa học), thiết kế mô hình phi thuyền (kỹ thuật), tính toán thông số và khoảng cách bay (toán học) và được hỗ trợ thông tin bay giả lập bằng thiết bị thông minh (công nghệ). Bằng cách học này, STEM giúp trẻ nuôi dưỡng sự hào hứng khám phá, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, được phép sai và sửa trong môi trường an toàn của công nghệ.
Từ mẫu giáo, những đứa trẻ học theo phương pháp STEM đã được động viên để biết tự hào về công trình nghiên cứu, phát minh của mình, từ đó tự tin chia sẻ, thuyết trình trước đám đông. Nhờ cách học tích hợp, trẻ biết chủ động liên hệ kiến thức được học với sự vật hiện tượng ngoài đời thực. Điều này lý giải những trẻ học theo phương pháp STEM thường có thu nhập cao hơn khi trưởng thành, dù không làm trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, toán học hay công nghệ - theo một khảo sát của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Trong những ngày này, khi cả thế giới nhắc đến Stephen Hawking, thương tiếc vì ông đã dừng lại cuộc đời tuyệt vời ở tuổi 76, vẫn còn rất nhiều người đang tiếp bước nhà vật lý lý thuyết, khơi gợi cảm hứng học hỏi trong giới trẻ để gieo mầm cho những Stephen Hawking tương lai.
Samsung tin rằng mang tính nhân văn vào công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu, bởi công nghệ chỉ có ý nghĩa khi giúp kết nối con người, nâng tầm cuộc sống và kiến tạo một tương lai tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.
Trong tháng 3, Samsung sẽ góp phần truyền cảm hứng giáo dục, mang đến trang thiết bị hiện đại cùng phương pháp học tập hứng khởi cho các bạn trẻ, thông qua chuỗi sự kiện “Truyền cảm hứng khám phá”.
Chương trình được tổ chức lần lượt tại ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM (19/3); ĐH Tôn Đức Thắng, THPT Lương Thế Vinh (22/3); ĐH Bách Khoa (ĐH TP.HCM), THPT Bùi Thị Xuân (23/3); THPT Hùng Vương (26/3); THPT Nguyễn Thị Minh Khai (27/3); THPT Lê Quý Đôn (28/3).
Để biết thêm thông tin chi tiết, độc giả xem tại đây.