Đầu nhọn của xiên que có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Ảnh: My food. |
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Mỹ Hiền, khoa Liên Chuyên khoa, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết bé L.G.H. (quê Bình Phước) được đưa đến khoa Cấp cứu của đơn vị này với chiếc xiên que 8 cm đâm từ mũi phải vào xoang hàm, hốc mắt phải. Phần mũi phải bị chảy máu, mắt phải sưng đỏ.
Sau quá trình thăm khám, bé H. may mắn không bị tổn thương thần kinh thị giác, có xuất huyết kết mạc nhãn cầu góc ngoài.
Do CT Scan không thấy dị vật cản quang, đầu que bị gãy cộng với xuất huyết mắt tiến triển khiến bác sĩ khó khăn trong tiên lượng và đánh giá mức độ tổn thương. Bệnh nhi được tiến hành gây mê mask, dãn cơ và gắp dị vật thành công.
Bác sĩ Hiền nhận định ngoại vật đâm từ mũi vào hốc mắt như trường hợp trên là tai nạn hy hữu. Phần lớn các tai nạn do ngoại vật thường gây tổn thương họng vì trẻ có thói quen ngậm dụng cụ ăn hoặc đùa giỡn khi ăn. Tình huống này dễ bắt gặp ở trẻ từ 5 tuổi trở lên.
Bác sĩ khuyến cáo khi cho trẻ nhỏ ăn, gia đình nên hỗ trợ dụng cụ thức ăn (muỗng, nĩa…) phù hợp, tuyệt đối không để trẻ có thói quen ngậm hoặc đùa giỡn trong khi ăn để tránh các sự cố tương tự.
Cuốn sách xem xét quan niệm của loài người về bộ não qua nhiều thời đại, mô tả chi tiết cấu trúc và hoạt động của bộ não, phân tích cách mà hệ thống tri giác và não bộ giúp ta lý giải những cảm giác của mình về thế giới xung quanh. Ngoài ra, sách còn thảo luận về khái niệm ý thức và vai trò của cảm xúc. Đặc biệt, một chủ đề nóng hổi cũng được nhắc tới: trí tuệ nhân tạo liệu có thể sánh với trí tuệ con người?