Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Sự thật cây dừa cạn chữa cao huyết áp, tiểu đường

Gần đây, mẹ tôi thường sắc thuốc cây dừa cạn để chữa bệnh cao huyết áp, tiểu đường. Xin hỏi loại cây này có tác dụng với các bệnh đó không?

Gần đây, mẹ tôi thường sắc thuốc cây dừa cạn để chữa bệnh cao huyết áp, tiểu đường. Xin hỏi loại cây này có tác dụng với các bệnh đó không?

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội

Dừa cạn có tên khoa học là Catharanthus roseus (L.) G. Don., thuộc họ trúc đào Apocynaceae. Trong dân gian, chúng ta còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác... Cây dừa cạn cao khoảng 0,4-0,8 m, có bộ rễ rất phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên, mọc thành bụi dày, có cành đứng.

Theo nghiên cứu của dược học hiện đại, hoạt chất của dừa cạn là những ancaloid có nhân indol như vinblastine, vincristine, vinleurosin... có trong tất cả bộ phận của cây, nhiều nhất ở rễ và lá. Dừa cạn có tác dụng chống ung thư, làm hạ huyết áp, đường máu, lợi niệu và kháng khuẩn.

Theo kinh nghiệm của y học dân gian một số nước, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun và chữa sốt. Thân và lá được dùng để chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa bệnh tiểu đường. Việc dùng dừa cạn chữa bệnh tiểu đường cũng được ghi nhận ở Ấn Độ, châu Đại Dương, nam châu Phi, quần đảo Antilles, nhưng chưa có chứng minh bằng thực tế khoa học.

Chính nhờ thực nghiệm trên chuột, các nhà khoa học Canada phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn. Điều này cũng dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucoblastin và 3 ancaloid khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin, leurosidin.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện tác dụng tẩy giun khá mạnh, lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin.

Ở nước ta, người dân thường dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc lợi tiểu, chữa cao huyết áp và bệnh tiểu đường. Mỗi ngày dùng 10-16 g.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Cô gái 19 tuổi mang khối u nặng 8,5 kg trong buồng trứng

Cô gái quê Sóc Trăng vào viện trong tình trạng đau bụng vùng hạ vị. Sau khi siêu âm và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được phát hiện bị u nang buồng trứng có kích thước khổng hồ.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm