1. Loãng xương
Theo Prevention, làn da có thể cảnh báo những vấn đề về sức khỏe, trong đó có xương, theo nghiên cứu của Đại học Yale nằm 2011, các nhà khoa học đã làm thực hiện cuộc điều tra trên 100 phụ nữ ở độ 50 và những người trong giai đoạn 3 năm đầu mãn kinh cho thấy họ đều có mật độ xương thấp và nếp nhăn xuất hiện nhiều.
Tác giả bài nghiên cứu, Lubna Pal cho hay: "Xương và da đều có kết cấu từ nhóm các protein được gọi là collagen. Collagen sẽ giảm khi chúng ta già đi. Điều đó có nghĩa rằng, khi các nếp nhăn trên da xuất hiện, cũng có thể bạn đang mắc các vấn đề về xương".
Nếp nhăn giữa hai lông mày là biểu hiện của việc cơ thể phải chịu áp lực cao. Ảnh: Nowloss |
2. Bệnh tim mạch
Theo bác sĩ da liễu Debra Jaliman, trường dược Mount Sinai, Mỹ, nếu vành tai của bạn có nếp nhăn chéo, đặc biệt là nếp gấp góc trong tai chia theo đường chéo từ lỗ tai xuống mép dưới của dái tai thì có thể bạn có liên quan đến bệnh động mạch vành. Lý thuyết đặt ra cho điều này là cơ tim và thùy tai được cung cấp bởi cùng một gốc di truyền và do đó nó chung một đường đi cuối cùng.
Các nếp gấp tai có thể là dấu hiệu cho biết quá trình tuần hoàn máu kém, kể cả các động mạch trong tim. Trung tâm nghiên cứu ở Israeal đã cho thấy độ chính xác đến 67% của bệnh này qua những bài kiểm tra tổng quát.
3. Suy giảm nội tiết tố
Theo Huffington Post, trong và sau thời kì mãn kinh, lúc cơ thể thiếu hụt hóc môn nữ (estrogen), nếp nhăn trên khoé miệng sẽ xuất hiện. Những người vùng da ở giữa miệng và mũi xuất hiện nếp nhăn thường là những người quan niệm bảo thủ, thái độ đối xử với người khác không được tốt. Đây cũng là biểu hiện của nội tiết tố kém. Nếu khuôn mặt xuất hiện nếp nhăn dài và nghiêng từ mũi đến miệng thì đây là biểu hiện của bệnh tim.
4. Căng thẳng kéo dài
Nếp nhăn giữa hai lông mày thường hay gọi là “nếp nhăn giận dữ”. Chúng ta có thể phát hiện một người tập trung suy nghĩ hoặc tức giận khi thấy vị trí giữa hai lông mày xuất hiện nếp nhăn. Nếu như tâm lí căng thẳng hoặc chịu áp lực lớn “nếp nhăn giận dữ” sẽ dần dần xuất hiện. Khi bạn không ngừng lo lắng, cơ thể của bạn bơm ra một lượng lớn hormone cortisol, mà làm thoái hóa collagen trong da của bạn.
5. Bạn đang ăn quá nhiều đường
Chế độ ăn không không lành mạnh kéo dài sẽ làm da mất đi tính đàn hồi vốn có. Đồng thời, việc đốt cháy quá nhiều năng lượng hấp thu từ đường và chất béo còn giải phóng ra các loại enzyme có khả năng phá hủy collagen và elastin, vốn là những thành phần giữ cho da luôn căng mịn, duy trì tính đàn hồi của da.