Theo TS Saurabh Sharma của Bệnh viện McLean và Trường Y khoa Harvard (Đại học Harvard, Mỹ), hiện tượng "lên đỉnh không ngừng nghỉ" là chứng rối loạn kích thích tình dục dai dẳng (PGAD). Kết quả giải mã nguyên nhân của PGAD của các nhà nghiên cứu này vừa được đăng tải trên tạp chí PAIN, Metro đưa tin.
Để đưa ra kết quả về tình trạng hiếm gặp này, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 10 tình nguyện viên nữ thường xuyên có những cơn hưng phấn bất thường. Những kích thích tình dục có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và lặp đi lặp lại, kéo dài vài phút cho đến hàng giờ.
Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là hiện tượng thần kinh nghiệp trọng. “PGAD có mối liên hệ trực tiếp với các rối loạn, tổn thương tủy sống và các rễ - dây thần kinh kiểm soát cảm xúc cực khoái trong tình dục”, nhóm tác giả viết.
Những phụ nữ tham gia nghiên cứu cho biết họ phải thủ dâm để chấm dứt các cơn hưng phấn. Tuy nhiên, nó chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ sau một thời gian đạt cực khoái, các cơn hưng phấn quay trở lại khiến họ cảm thấy đau nhói vùng bụng.
Nhiều bệnh nhân chọn cách thủ dâm để chấm dứt những cơn lên đỉnh nhưng nó chỉ mang tính chất tạm thời. Ảnh: freepik. |
Theo TS Sharma và nhóm tác giả, PGAD mạn tính chỉ có thể chấm dứt bằng việc quan hệ tình dục. Nhiều bệnh nhân tâm sự rằng chứng lên đỉnh không ngừng nghỉ khiến họ lo lắng, mệt mỏi, kiệt sức và trầm cảm.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng các phương pháp chữa trị tâm thần từ trước tới nay “không mang lại hiệu quả”, thậm chí bệnh nhân phải nhập viện tâm thần. Thêm vào đó, nhiều liệu pháp được thử nghiệm như thuốc, gel cũng đều khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới nhất, các bác sĩ đã phát hiện ra tất cả phụ nữ đều phải chịu những “triệu chứng dị ứng cục bộ” tại xương chậu, mông hoặc vùng chân. Nguyên nhân của chứng lên đỉnh cực hạn là từ những tổn thương của cột sống.
TS Bruce Price, thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh: "Điều quan trọng là chúng ta tìm ra cách chữa trị nó từ nguồn gốc thần kinh, không phải bệnh tâm thần. Đây là tiền đề cho những phương pháp điều trị đúng hướng trong tương lai”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những phát hiện của họ sẽ có ý nghĩa lâm sàng nếu ứng dụng thử nghiệm thành công trên tất cả bệnh nhân PGAD. Năm 2019, một phụ nữ 61 tuổi và một bệnh nhân khác đã chữa khỏi hoàn toàn chứng lên đỉnh cực hạn.
Trong số 2 bệnh nhân này, một người loại bỏ được khối u trong cột sống, chèn ép dây thần kinh, gây rối loạn tín hiệu khiến các cơn lên đỉnh xuất hiện dồn dập. Bệnh nhân còn lại cột sống bị tổn thương do thuốc trầm cảm liều cao. Cô đã khỏi bệnh sau khi điều chỉnh liều thuốc.