Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự trỗi dậy của thời trang châu Á

Những nhà thiết kế trẻ, tài năng gốc Á hết được New York tán dương lại được Paris chào đón. Những người mẫu Á với đôi mắt một mí và gương mặt góc cạnh là những làn gió mới mẻ trên sàn catwalk. 

Sự trỗi dậy của thời trang châu Á

Những nhà thiết kế trẻ, tài năng gốc Á hết được New York tán dương lại được Paris chào đón. Những người mẫu Á với đôi mắt một mí và gương mặt góc cạnh là những làn gió mới mẻ trên sàn catwalk. 

Kỉ nguyên của các nhà thiết kế phương Đông

Bất kì ai quan tâm đến thời trang đều hiểu rằng cách đây vài chục năm, thời trang là một lĩnh vực của riêng người Âu, Mỹ. Vào những năm 80, số lượng các nhà thiết kế gốc Á đếm trên đầu ngón tay. Ai sành về thời trang lắm mới nghe đến cái tên Vera Wang rồi Anna Sui.

Đến những năm 1995, khi ngành công nghiệp thời trang vào giai đoạn thị trường hoá thì số lượng nhà thiết kế Á vẫn rất ít ỏi và chẳng mấy được quan tâm. Theo thống kê của tờ New York Times, năm 1995 mới chỉ có 10 nhà thiết kế Mỹ gốc Á là thành viên của Hiệp hội thời trang Hoa Kì (CFDA).

NTK Alexander Wang

Thế nhưng, vài năm gần đây, con số đã được cải thiện một cách đáng kể, từ 10 giờ đã có ít nhất 35 nhà thiết kế gốc Á là thành viên chính thức của CFDA. Và quan trọng hơn cả, họ ngày càng tạo được tiếng nói, sự ảnh hưởng nhờ vào tài năng và những mới mẻ đầy thực dụng đưa vào thời trang.

Cách đây không lâu, Alexander Wang mới chỉ chập chững bước vào làng thời trang và được Anna Wintour – Tổng biên tập Vouge, rồi Diane von Furstenberg – Chủ tịch CFDA, ra sức nâng đỡ. Còn giờ, Alexander Wang đã trở thành tân giám đốc sáng tạo của Balenciaga – một trong những nhãn hiệu quyền lực của làng thời trang thế giới.

Jason Wu

Jason Wu cũng vậy. Vài năm trước, chàng thanh niên gốc Đài Loan vẫn ấp ủ giấc mộng bước chân vào làng thời trang New York với vai trò thiết kế trang phục cho búp bê tại Intergity Toys. Nhưng chỉ sau hiệu ứng chiếc váy trắng mà đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama mặc trong tiệc mừng chồng bà đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, cái tên Jason Wu đã bắt đầu phủ kín các phương tiện truyền thông.

Jason Wu cũng được Anna Wintour tạo bệ phóng. Và con mắt của người đã nhận ra Marc Jacobs sẽ đem tương lai đến Louis Vuitton chưa bao giờ nhìn nhầm. Jason Wu trở thành một cái tên được mong đợi mỗi mùa mốt, nhãn hiệu Jason Wu cũng rất được ưa chuộng nhờ các thiết kế sang trọng nhưng phảng phất những giai điệu rất riêng của người Châu Á. Thậm chí khi bắt tay với Target, BST do Jason Wu thiết kế bán hết chỉ sau 15 phút.

Sự cởi mở đã biến New York Fashion Week thành thánh địa để những nhà thiết kế gốc Á khẳng định tài năng. Bởi ở đó không chỉ có Alexander Wang, Jason Wu mà người ta có thể liệt kê một bảng danh sách rất dài những cái tên gốc Á không thể thiếu mỗi mùa mốt ở đây. Họ là Thakoon, Richard Chai, Doo Ri, Derek Lam…

Nhưng tài năng và tầm nhìn của họ còn khiến cả kinh đô khó tính và kiêu kì bậc nhất trong làng thời trang như Paris cũng phải mở cửa đón nhận. Thời trang dù khó tính cỡ mấy cũng không thể làm ngơ trước sức sáng tạo của một thế hệ người Á sinh ra ở chính quốc nhưng theo cha mẹ di cư và được nuôi dạy trong nền văn hoá Phương Tây. Đó là Yiqing Yin, cô gái Bắc Kinh sang Pháp từ năm bốn tuổi và nuôi giấc mộng thời trang ở ngôi trường nổi danh Paris, École dé arts décoratifs. Đã hai mùa mốt Yiqing Yin trở thành cái tên không thể thiếu của tuần lễ Haute Couture danh giá và người ta gắn cho cô gái 27 tuổi này mệnh danh: kiến trúc sư của những dải lụa. Đó là Yang Li, chàng thanh niên gốc Bắc Kinh, định cư cùng cha mẹ ở Úc năm 10 tuổi rồi sang London học ngành thời trang ở Central Saint Martins College rồi trở thành một cánh tay đắc lực của Raf Simons ở nhãn hiệu Jil Sander …

Và còn rất nhiều những gương mặt gốc Á khác nữa như Barbara Bui, nhà thiết kế gốc Việt, Masha Ma, một cô gái Bắc Kinh khác nữa … đã trở thành những cái tên ngày càng gắn chặt với Paris Fashion Week mỗi mùa mốt. Nhưng không chỉ trong lĩnh vực thiết kế, trên sàn catwalk, những gương mặt Châu Á đang là đối tượng được săn tìm của các công ty quản lý người mẫu.

Cuộc đổ bộ của những siêu mẫu Á

Tao Okamoto.

Cũng giống như các nhà thiết kế gốc Á, thời gian trước, những gương mặt Châu Á chẳng mấy khi được các công ty quản lý người mẫu quan tâm. Họ xuất hiện rất hy hữu trên sàn catwalk và nếu có cũng chỉ để làm nền cho sự toả sáng của những làn da Âu Mỹ. Suốt một thời gian dài, thời trang gần như nói không với vẻ đẹp Châu Á.

Thế nhưng, giờ thì ngược lại, vẻ đẹp Á được coi là một luồng gió mới mẻ cho sàn diễn chữ T. Người ta đang tự hỏi không biết có phải do cỗ máy xa xỉ nói chung và ngành công nghiệp thời trang nói riêng đang hướng về những vùng đất mới nổi như Trung Quốc, khu vực Châu Á Thái Bình Dương hay không nhưng những mùa mốt gần đây, ngày càng thấy nhiều những đôi mắt một mí trên sàn catwalk. Thậm chí họ còn nhận được rất nhiều mỹ từ của những chuyên gia thời trang hàng đầu thế giới. Thời trang ngợi ca Tao Okamoto, siêu mẫu gốc Nhật là luồng gió mới, Du Juan, siêu mẫu Á đầu tiên được lên bìa Vougue Paris là trăng rằm huyền bí…

Liu Wen.

Có một thực tế là, càng các nhãn hiệu được người châu Á ưa chuộng thì tần suất xuất hiện của những siêu mẫu gốc Á càng trở nên nhiều hơn. Đơn cử như Liu Wen, siêu mẫu người Hồ Nam, Trung Quốc, đang trở thành gương mặt quen thuộc trong tuần lễ thời trang Milan với một loạt show diễn của các nhãn hiệu nổi tiếng như Salvatore Ferragamo, Etro, Emilio Pucci, Roberto Cavalli, Dolce&Gabbana … Hay Tao Okamoto trở thành gương mặt không thể thay thế trong những bộ sưu tập của Emporio Armani, Ralph Lauren, Marc Jacobs…

Theo Sành Điệu

Theo Sành Điệu

Bạn có thể quan tâm