Nước có ga chứa khí CO2 nên các bong bóng trong loại đồ uống này gây ra các triệu chứng ợ hơi và đầy hơi. Ảnh: Daily Times. |
Theo Eat This Not That, nước có ga chỉ đơn giản là nước sủi bọt. Về mặt kỹ thuật, đó là nước được truyền CO2, chính là khí carbon dioxide mà bạn thở ra.
Cuốn sách Xu hướng đồ uống không cồn 2020 giải thích đơn giản đó là sự hòa tan khí CO2 lạnh vào nước dưới áp suất cao. Những động lực bong bóng này biến nước thường thành nước có ga.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết người tiêu dùng tránh những loại nước ngọt có đường, nhiều calo đã khiến nước lọc và nước có ga trở nên thịnh hành.
Thị trường cho những loại đồ uống đóng chai dự kiến tăng lên 93,6 tỷ USD vào năm 2033, theo Future Market Insights.
Chướng bụng
Cacbonat trong nước có ga khiến một số người bị đầy hơi và chướng bụng. Nếu bạn nhận thấy có quá nhiều khí trong khi uống nước có ga, cách tốt nhất là chuyển sang nước thường.
Những người bị đầy hơi hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, còn được gọi là GERD, nên tránh nước có ga vì nó gây ra các triệu chứng bao gồm tăng trào ngược khí và axit.
Chuyên gia dinh dưỡng Lauren Manaker nói: "Những bong bóng đó có thể gây đầy hơi, gây khó chịu. Điều này đặc biệt có thể gây rắc rối cho những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)".
Sự kích thích sủi bọt trong ruột có thể gây táo bón hoặc kích hoạt nhu động ruột lỏng lẻo. Mặt khác, sự giãn nở sủi bọt trong dạ dày có thể dẫn đến cảm giác no không chứa calo.
Một nghiên cứu đã so sánh ảnh hưởng của nước có ga với ảnh hưởng của nước đối với cảm giác đói và no ở một nhóm nhỏ phụ nữ trẻ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra cảm giác no và giảm cảm giác đói chỉ xảy ra khi phụ nữ uống nước có ga.
Tăng cân
Một số nghiên cứu cho rằng nước có ga, có hoặc không có chất làm ngọt nhân tạo, có thể dẫn đến tăng cân và chỉ số khối cơ thể cao hơn dù không chứa calo.
"Chất làm ngọt nhân tạo có tác động tiêu cực đến sức khỏe tiêu hóa và lượng đường trong máu, cũng như các tác dụng phụ nghiêm trọng đối với sức khỏe", chuyên gia dinh dưỡng Mary Sabat lưu ý.
Nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên tạp chí Nature chứng minh chất tạo ngọt không dinh dưỡng đã thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột của cả chuột và người, đồng thời có thể tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và phản ứng glucose.
Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu quan sát được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada đã liên kết các chất làm ngọt không dinh dưỡng với việc tăng cân, đồng thời làm tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường loại 2 và các biến cố tim mạch.
Ngay cả những bong bóng vô hại trong nước có ga không pha tạp cũng có thể gây tăng cân.
Các thí nghiệm nhỏ trên chuột và người được công bố vào năm 2017 trong nghiên cứu Béo phì và Thực hành Lâm sàng cho thấy cảm giác chóng mặt do carbon dioxide trong đồ uống giải phóng hormone gây đói ghrelin, khiến bạn ăn quá nhiều.
Khi chọn nước có ga, hãy cố gắng ưu tiên các loại không đường. Ảnh: Freepik. |
Sâu răng từ chất ngọt
Nước có ga chứa nhiều đường gây sâu răng. Chuyên gia dinh dưỡng Lauren Manaker cho biết: "Nước có ga có thể có độ pH thấp hơn nước thông thường. Độ pH thấp đó có thể làm mòn men răng theo thời gian".
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Mỹ (JADA), đồ uống có tính axit như nước ép trái cây, nước ngọt có đường và thậm chí cả nước có ga, đặc biệt là những loại có vị cam quýt, có thể hòa tan các khoáng chất trong răng.
Nghiên cứu liên quan trên tạp chí JADA Foundational Science phát hiện ra ngà răng (vùng dưới men răng bảo vệ dây thần kinh) dễ bị xói mòn do nước có ga không đường.
Bạn có thể ngăn ngừa sâu răng bằng cách duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt, uống xen kẽ nước có ga với nước thường để làm sạch men răng.
Một số vấn đề sức khỏe
Theo một nghiên cứu của Consumer Reports vào năm 2020, một số loại nước lọc và nước có ga chứa hàm lượng hóa chất PFAS tổng hợp có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng Trista Best cho biết: “Nhiều nhãn hiệu đồ uống nổi tiếng chứa các hóa chất này được gọi là chất per- và polyfluoroakyl (PFAS). Những hóa chất nhân tạo này thường được sử dụng trong bao bì thực phẩm. Chúng khó phân hủy trong cơ thể hoặc môi trường.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối liên hệ tiềm tàng giữa phơi nhiễm PFAS và bệnh gan, chức năng tuyến giáp và miễn dịch bị thay đổi, rối loạn điều hòa insulin, bệnh thận và một số bệnh ung thư.
Ăn uống khoa học không còn là vấn đề xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thời điểm và loại thức ăn phù hợp để áp dụng. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Ăn gì, khi nào - tác giả Michael CrupainMichael RoizenTed Spiker.
Cuốn sách khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.