Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tác dụng của việc ăn gừng cả vỏ

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.

Gừng là loại gia vị tốt cho sức khoẻ. Ảnh minh họa: Pexels.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y thành phố Hà Nội cho biết trong gừng chứa tinh dầu 2-3%, nhựa dầu 5%, dầu mỡ 3,7%, tinh bột, chất cay (Zingeron, Zingerol, Sogal).

Gừng là gia vị phổ biến trong bữa ăn của mỗi gia đình. Đây còn là bài thuốc quý, chữa kháng viêm, trị cảm lạnh, làm ấm cơ thể từ bên trong, phòng các bệnh về đường hô hấp và bệnh đường tiêu hóa.

Gừng tươi vị cay, tính hơi ấm, tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gừng nướng cháy trị đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Gừng khô tác dụng tán hàn, trị cảm lạnh, bệnh tả. Vỏ gừng (khương bì) có thể tiêu phù thũng (lợi tiểu).

Vỏ gừng tác dụng lợi tiểu, tăng khí, tiêu sưng, giảm phù nề, giảm hôi miệng, người dùng nên rửa sạch vỏ gừng trước khi chế biến. Vỏ gừng đắng, bạn có thể gọt bỏ hoặc giữ nguyên tùy nhu cầu.

Trường hợp đau xương khớp mùa lạnh, nên ngâm chân, tay hoặc tắm với nước thảo dược có thành phần gừng tươi, hoặc gừng rang với muối hột chườm lên vùng đau, không cần bỏ vỏ.

Người bị đau lưng, đau vai gáy do lạnh có thể dùng gừng làm thuốc xoa bóp, massage hoặc chườm nóng vai gáy với gừng rang muối hột.

Nếu như dùng gừng để nấu ăn hàng ngày thì bạn không nên gọt vỏ. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng và sử dụng, để giữ lại trọn vẹn giá trị của củ gừng.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Biểu hiện trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết chuyển nặng

Gia đình tôi có 3 thành viên đang mắc sốt xuất huyết, trong đó có một bé 3 tháng tuổi. Xin hỏi tôi cần theo dõi dấu hiệu nào của con để biết bệnh chuyển nặng và nhập viện kịp thời?

Lý do khiến bạn đi vệ sinh liên tục sau khi uống nước

Đi tiểu liên tục có thể do bạn uống quá nhiều nước nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận, tiểu đường.

Nhóm trẻ có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất

Ở những trẻ chưa tiêm vaccine sởi, độ tuổi dưới 1 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất với các triệu chứng sốt, phát ban và dấu Koplik.

https://vtcnews.vn/tac-dung-viec-an-gung-ca-vo-ar909292.html

Hạ An / VTC News

Bạn có thể quan tâm