Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tác hại khôn lường khi trẻ ngồi sai tư thế

Với trẻ đang lớn, tư thế sai khi ngồi, đứng hay nằm có thể khiến cột sống phát triển bất thường, gây đau lưng, cổ, tăng nguy cơ viêm khớp trong tương lai.

Việc ngồi sai tư thế có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe cho trẻ nhỏ. Ảnh: Theasianparent.

Trong thời kỳ trẻ đang lớn, cha mẹ có thể nhận thấy những thay đổi cơ sinh học đối với dáng đi, hình dạng bàn chân và tư thế ngồi của con. Sự xuất hiện của mất cân bằng tư thế có thể sớm dẫn đến thoái hóa cột sống, rối loạn chức năng cơ và đau kéo dài nếu không được điều trị.

Ngồi/đứng thẳng và cao không chỉ giúp con bạn trông tự tin hơn mà còn giúp giảm căng cơ, đau lưng và đau cổ. Phát triển tư thế tốt khi con bạn lớn lên có những lợi ích lâu dài trong suốt cuộc đời của chúng.

Tư thế đúng cho trẻ

Theo Children's Health, khi ngồi, lưng của trẻ phải thẳng, vai hướng về phía sau. Mông phải đặt hoàn toàn trên ghế. Vị trí ngồi này sẽ cho phép cột sống của trẻ có vị trí chữ S tự nhiên. Phần trên của lưng và vai sẽ cong về phía trước trong khi phần lưng dưới tạo thành hình chữ nhật.

Tiến sĩ Christopher Redman, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nhi khoa của Children's Health Andrews Institute for Orthopedics and Sports Medicine (Mỹ), cho biết: "Chú ý đến tư thế ngồi của trẻ có thể giúp cải thiện tư thế của con bạn và cuối cùng là giảm đau lưng".

Khi đứng, trọng lượng của trẻ phải dồn đều lên cả hông và bàn chân. Lưng phải thẳng với vai ngửa, cằm hướng lên. Đầu, vai, hông, đầu gối, mắt cá chân phải nằm trên một đường thẳng.

Tre ngoi sai tu the anh 1

Ngồi đúng tư thế rất có lợi cho sức khỏe của trẻ hiện tại và trong tương lai. Ảnh: Childrens.

Nguyên nhân trẻ có tư thế sai

Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngồi, đứng sai tư thế, bao gồm:

  • Thói quen tư thế xấu, chẳng hạn cúi người khi đọc.
  • Mang ba lô nặng.
  • Các chấn thương trong thể thao.
  • Chấn thương khi sinh ra.
  • Thường xuyên xem thiết bị di động trong một thời gian dài.
  • Căng thẳng tinh thần.
  • Tư thế sai khi mang vác nặng có thể dẫn đến chấn thương.

Nguy hiểm khi sai tư thế

Tiến sĩ Redman cho biết tư thế không đúng có thể dẫn đến tăng căng cơ, dây chằng, khớp và xương. "Khi một đứa trẻ đang lớn, tư thế xấu có thể dẫn đến vị trí bất thường, phát triển bất thường của cột sống và cuối cùng là tăng chứng viêm khớp sau này trong cuộc đời", chuyên gia này cho hay.

Áp lực lên các khớp của cột sống có thể gây thoái hóa khớp và viêm khớp cột sống. Tư thế đúng giúp cơ lưng thư giãn, giảm mệt mỏi, đau lưng và các cơn đau khác. Nó cũng sắp xếp các khớp và xương ở cột sống, làm giảm nguy cơ thoái hóa và viêm khớp.

Sự sai lệch ở vùng đầu và cổ có thể gây ra:

  • Nhức đầu.
  • Đau cổ.
  • Các vấn đề về thị giác hoặc thính giác.
  • Xoang hoặc dị ứng.
  • Mệt mỏi khó tập trung.
  • Cáu gắt.

Vai lệch có thể gây ra:

  • Đau lưng trên và giữa.
  • Vấn đề về tiêu hóa.

Cách cải thiện tư thế cho trẻ

Theo India Times, để sửa tư thế của con bạn, hãy chắc chắn cho trẻ biết thế nào là tư thế đúng và tốt cho sức khỏe. Cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ cách ngồi và đứng đúng, đồng thời làm gương bằng cách sửa tư thế của bạn. Khi bạn nhận thấy tư thế của con mình không tốt, hãy nhắc nhở nhẹ nhàng. Một lời khen ngợi khi con ngồi hoặc đứng đúng cách có thể giúp ích rất nhiều.

Tăng cường cơ lưng và vai bằng hoạt động thể chất và liên tục cố gắng cải thiện tư thế ngồi và đứng sẽ cải thiện tư thế theo thời gian. Khi cơ lưng của trẻ khỏe hơn, chúng sẽ có thể giữ tư thế tốt lâu và ít phải nhắc nhở hơn.

Cha mẹ có thể khuyến khích con bạn nghỉ giải lao thường xuyên khi sử dụng màn hình máy tính hoặc xem TV để thư giãn cơ bắp, tránh mỏi cơ. Ngoài ra, bạn có thể đầu tư vào một chiếc ghế cỡ trẻ em cũng có thể giúp trẻ ngồi đúng cách dễ dàng hơn.

Hãy nhớ rằng tư thế xấu không phải là dấu hiệu cho thấy con bạn đang lười biếng. Nó có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tăng cân.
  • Di truyền.
  • Cơ lưng yếu.
  • Nệm không hỗ trợ.
  • Đeo balô nặng.
  • Tư thế ngồi không tốt.

Hầu hết trẻ em không cần gặp bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý để cải thiện tư thế tốt hơn. Tuy nhiên, nếu con bạn bị đau lưng hoặc cột sống không thể thẳng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Một số trẻ có tư thế rất xấu hoặc các tình trạng sức khỏe khác có thể cần tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cho lưng và vai.

Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể bị dị tật đốt sống - thứ gì đó không hình thành chính xác trong cột sống của trẻ. Những tình trạng này có thể được điều trị bằng nẹp lưng hoặc đôi khi bằng phẫu thuật chỉnh sửa.

Làm thế nào để tránh cho con bạn không bị bỏng, điện giật? Biện pháp nào giúp bảo vệ đường ruột của trẻ? Hay trẻ nhỏ có bị đau nhức xương như người lớn hay không?... Đây là những băn khoăn phổ biến mà mọi cha mẹ đều quan tâm.

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả Trần Quốc Khánh sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Ngoài ra, cuốn sách tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.

6 nhóm thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình có trẻ em

Phòng trường hợp trẻ em xuất hiện tình trạng sức khỏe bất ngờ, gia đình luôn cần các nhóm thuốc sau.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm