Nhiều người chọn nói dối để gây ấn tượng hoặc tránh làm nửa kia lo lắng. Ảnh minh họa: Ron Lach/Pexels. |
Bạn rất có thể đã nghe qua câu nói "Thật thà là thượng sách". Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm theo lời khuyên này, đặc biệt trong mối quan hệ yêu đương.
Đáng chú ý, một số người còn bao che cho những lời nói dối, bằng các câu nói như “Mọi đôi yêu nhau đều làm vậy”, hay “Mắt không thấy, tim không đau”. Điều này sẽ chỉ làm mối quan hệ của cả hai rơi vào căng thẳng, thậm chí đứng trên bờ vực tan vỡ.
Dưới đây, SCMP liệt kê 9 nguyên nhân khiến chúng ta nói dối trong tình yêu. Từ đó, bạn có thể tìm được giải pháp phù hợp cho tình yêu của mình.
Người ấy có thể nói dối để lôi kéo sự chú ý của bạn. Ảnh minh họa: Hebert Santos/Pexels. |
Gây ấn tượng
Những lời nói dối tưởng chừng nhỏ nhặt lúc mới yêu có thể làm chúng ta dằn vặt về lâu dài. Nhiều người cảm thấy họ cần phải duy trì những điều không trung thực này để tránh tổn thương nửa kia.
Chẳng hạn, bạn phóng đại quá mức sở thích nào đó, hay nói dối mình cũng mê ban nhạc giống người yêu vì muốn có điểm chung với họ.
Tuy nhiên, thời gian trôi đi, bạn rơi vào tình huống khó xử khi phải làm những điều bản thân không thực sự thích, thậm chí ghét, để lời nói dối không bị vỡ lở.
Nói dối để tránh bất đồng không có lợi về lâu dài. Ảnh minh họa: Timur Weber/Pexels. |
Né tránh tranh cãi
Xung đột có thể khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng và đặc biệt khó chịu. Ở tình huống này, không ít người chọn nói dối như một cách để lảng tránh vấn đề với đối phương.
Hãy nhớ rằng càng phớt lờ tranh cãi, vấn đề sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Bất đồng sẽ không tự nhiên mất đi.
Che đậy sự thật về bản thân sẽ chỉ khiến mối tình đi vào rối ren. Ảnh minh họa: Anete Lusina/Pexels. |
Làm điều sai trái
Nói dối thường là cách bao che hành động thiếu tôn trọng, có khả năng gây tổn hại mối quan hệ của một người đối với đối phương.
Một lý do khác để nói dối là để tránh đối mặt với sự thật về bản thân. Trong trường hợp này, vấn đề không chỉ nằm ở việc nói dối người yêu, mà còn ở chỗ chúng ta tự nói dối chính mình.
Đối với một số người, họ nói dối để làm yên lòng người yêu. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels. |
Tránh làm đối phương lo lắng
Không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy thoải mái để chia sẻ tâm tư với người yêu. Những lúc này, không ít người nói dối về cảm xúc và suy nghĩ thực sự của mình.
Nguyên nhân có thể là họ không muốn làm đối phương lo lắng.
Thêm vào đó, một số người chủ động lược bỏ một số thông tin quan trọng về cuộc sống của mình để nửa kia yên tâm.
Một số người nói dối để che giấu sở thích cá nhân. Ảnh minh họa: Timur Weber/Pexels. |
Nhu cầu cá nhân
Một số người dùng tiền một cách bí mật, hay lấp liếm hành vi tiêu xài của mình khi yêu đương.
Nếu không quen trao đổi với người yêu về nhu cầu cá nhân, bạn rất có thể rơi vào tình thế mua sắm hay theo đuổi sở thích một cách lén lút.
Điều này thực chất không quá độc hại. Song, về lâu dài, giao tiếp giữa đôi bên sẽ có thể gặp trục trặc nghiêm trọng.
Người yêu nói dối có thể là dấu hiệu cho thấy họ cần thêm không gian cho riêng mình. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels. |
Mong muốn sự riêng tư
Nhiều người cảm thấy việc ở trong một mối quan hệ đe dọa đến không gian riêng tư hay khả năng độc lập của mình. Vì vậy, đôi khi, họ nói dối để bảo vệ những điều đó.
Giải pháp cho vấn đề này là hãy cố gắng thiết lập giới hạn rõ ràng với người yêu. Để làm được điều đó, bạn cần sự thành thực, minh bạch và giao tiếp hiệu quả.
Nửa kia có thể nói dối để giữ lửa cho tình yêu. Ảnh minh họa: Windd/Pexels. |
Giữ sự thân mật
Bạn ngại chia sẻ những vấn đề khó xử, như làm bạn với người yêu cũ, không có chung quan điểm về tôn giáo hoặc việc gia đình người yêu không thích bạn. Khi đó, nói dối là "kế sách" tối ưu để bạn gần gũi hơn với người mình yêu.
Trong yêu đương, bạn có thể nói dối để đảm bảo sự vui vẻ cho nửa kia. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels. |
Tránh tổn thương
Nói dối để tránh bị đánh giá là người xấu tính không phải là điều hiếm gặp, ngay cả trong yêu đương.
Chẳng hạn, đối phương tặng món quà bạn không thích, hay đơn giản họ bị hôi miệng. Những lúc này, lời nói dối bạn đưa ra nhằm xoa dịu cảm xúc của người yêu, tránh làm họ đau lòng.
Trong một vài trường hợp, người yêu nói dối vì sợ hãi bị tổn hại. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels. |
Mối quan hệ độc hại
Bảo vệ bản thân là lý do khiến một số người nói dối trong tình yêu. Họ có thể lo lắng chính mình sẽ bị trừng phạt hoặc làm hại nếu không làm như thế.
Mối quan hệ nảy sinh kiểu nói dối này thường không lành mạnh và nguy hiểm. Lúc này, bạn cần nhanh chóng thoát khỏi mối tình hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè mà bạn tin tưởng.
Nhân sự thời Gen Z
Theo tác giả, TS Hồng Duyên trong cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z - câu chuyện cũ kể theo cách mới", Gen Z quan tâm nhất đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Họ cũng muốn biết những gì được mong đợi trong công việc; muốn được đầu tư sâu vào công việc, biết được thời gian và nỗ lực của họ có ý nghĩa. Thế hệ này cũng quan tâm đến sự nghiệp trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Những thay đổi này sẽ tạo ra thách thức mới trong bài toán quản trị của các doanh nghiệp.