Những ngày trước giãn cách, nhiều người ăn sáng ngoài đường, ăn trưa ở công ty, buổi tối hò hẹn, thỉnh thoảng mới vào bếp làm mấy món ăn đơn giản. Ra đầu hẻm hay góc phố nhỏ, ai cũng có thể ghé một hàng bún, phở bò, miến để lấp đầy chiếc bụng đói. Bữa sáng cũng vì thế mà chẳng mấy khi chán, bởi hết món này lại có món khác, đều là những hương vị yêu thích.
Đến khi giãn cách, thói quen ăn hàng phải gác sang một bên. Không ít người thèm cảm giác ngồi quán quen ăn tô bún bò, phở bò nóng hổi, thưởng thức món miến gà thơm ngon hay hủ tiếu Nam Vang đủ đầy “topping”.
Mấy tháng làm việc tại nhà, Hà Thu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) thừa nhận cô rất nhớ hương vị của những món quen. Dù thử nấu nhiều lần, cô vẫn không thấy vừa miệng.
“Tôi không phải người giỏi nấu nướng. Trước giãn cách xã hội, tôi thường xuyên ăn ngoài hoặc đặt món về nhà. Đến khi hàng quán đóng cửa, mỗi sáng tôi đều phải vào bếp để chuẩn bị bữa ăn. Tuy nhiên vì tay nghề có hạn, những món yêu thích nấu xong thường không ngon miệng như ở quán”, Hà Thu bày tỏ.
Mặc dù vậy, Hà Thu vẫn thích vào bếp để nâng cao tay nghề nấu nướng, giải khuây trong những ngày ở nhà. Cô đã mua thêm các bộ gia vị làm sẵn để vừa nấu nhanh vừa chuẩn vị. Hà Thu cũng học được cách pha cà phê, tiết kiệm hơn trước rất nhiều.
Vào bếp chuẩn bị bữa ăn giúp mọi người cảm nhận thêm niềm vui trong những ngày giãn cách. |
Thực phẩm không khan hiếm nhưng việc đi chợ gặp khó khăn, phiếu mua hàng chia theo ngày khiến nhiều người ngại ra ngoài. Nhiều gia đình như chị Bích Thủy (quận 7, TP.HCM) chủ trương "có gì ăn đó”. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đồ ăn theo khẩu vị của từng người trong gia đình không ít lần khiến chị bối rối. Mỗi sáng, chị làm món khoái khẩu cho con gái như bánh mì, xôi, cháo…, nhưng chồng lại chuộng món nước hơn.
“Thời điểm dịch bệnh, khó lắm mới có được một tô bún bò hay hủ tiếu để cả nhà ăn sáng bởi món này khá lỉnh kỉnh khoản nguyên liệu. Tôi quyết định mua thêm đồ ăn liền như phở, hủ tiếu, bún bò. Hiện nay, nhiều sản phẩm được bổ sung thêm rau củ, thịt, trứng… tăng giá trị dinh dưỡng nên tôi thấy khá tiện lợi”, chị Thủy chia sẻ.
Để đáp ứng nhu cầu cho cả gia đình, bí quyết của chị Thủy là chia thực đơn ra hai dạng: Món khô (cơm chiên, bánh mì, nui xào, mì xào...) và món nước (bún, phở, hủ tiếu, mì...). Với cách chia này, chị có thể lên thực đơn phong phú để chống ngán và không lặp món cũ. Ngoài ra, với món nước cần thời gian chế biến lâu, chị chọn bộ 7 bữa sáng Chin-Su tiện lợi để nấu khi chồng hoặc con muốn đổi món.
Bộ 7 bữa sáng Chin-Su giúp người tiêu dùng dễ dàng thưởng thức món ăn yêu thích. |
Bộ 7 bữa sáng Chin-Su có đủ món như phở bò, bánh đa cua, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu bò kho, miến gà hầm măng, cháo gà và cháo sườn… Mỗi món lại có thêm “topping” như thịt bò nguyên miếng, trứng cút, gà và măng khô xé… ngon mắt và đảm bảo dinh dưỡng.
Mỗi sáng, chị Thủy chỉ cần 5-10 phút để chuẩn bị món yêu thích cho con gái và chồng, thêm rau tươi để bổ sung chất xơ. Xoay vòng 7 món, chị Thủy có thể chuẩn bị những bữa sáng ngon miệng, bổ dưỡng mà không cần tốn nhiều công sức.
“Chồng tôi thích nhất là phở bò trong 7 món. Dù là phở ăn liền, hương vị vẫn rất ngon, còn có thịt bò nạm nguyên miếng, sợi phở dẻo, nước dùng đậm đà, thơm phức. Còn con tôi thì thường ăn cháo. Trong giai đoạn giãn cách, gia đình vẫn có thể thưởng thức những món ngon quen thuộc tại gia”, chị Thủy chia sẻ.
Nếu nhịp sống bận rộn, hối hả trước đây khiến nhiều người không có thời gian cho việc bếp núc, thì khoảng thời gian giãn cách giúp họ tìm thấy đam mê trong việc nấu nướng và chăm sóc gia đình. Với bộ bữa sáng tiện lợi có sẵn, mỗi ngày, các đầu bếp gia đình có thể mang đến một món để đổi vị cho cả nhà.
Zing News và Chin-Su đồng hành thực hiện chương trình “Món ngon trọn vị, ở nhà vẫn vui", nhằm mang đến cho độc giả các công thức nấu ăn mới lạ, khuyến khích mọi người cùng vào bếp và có nhiều khoảnh khắc vui vẻ bên người thân. Bên cạnh đó là những câu chuyện gia đình trong mùa giãn cách lan tỏa tinh thần lạc quan và tích cực cho mọi người.
Bình luận