Còn một tuần nữa, thí sinh cả nước sẽ hoàn thiện hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học. Trước cột mốc quyết định này, những thông tin mang tính định hướng, chia sẻ từ các chuyên gia sẽ giúp thí sinh định hình bước đầu tiên trên hành trình vào đại học.
“Định vị” bản thân rõ ràng
“Định vị” bản thân là điều quan trọng trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học. ThS Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh UEF chia sẻ: “Kỹ năng các thí sinh cần lưu ý trước khi đăng ký nguyện vọng là ‘định vị’ bản thân để xác định năng lực, tính cách, điều kiện. Từ đó, thí sinh có cơ sở để chọn ngành nghề phù hợp, sớm nắm bắt xu thế của thị trường lao động”.
Chia sẻ trong chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến “Step up your future” của UEF gần đây, TS tâm lý Tô Nhi A cho biết: “Trước khi sắp xếp nguyện vọng, thí sinh cần xác định năng lực học tập bằng cách nhìn lại bảng điểm, nhận biết thế mạnh qua từng tổ hợp môn xét tuyển. Thứ hai là xác định năng lực hoạt động như giao tiếp, tính toán, sắp xếp... để hiểu được tố chất bản thân. Bên cạnh đó, các bạn phải nắm bắt được những thông tin của nhóm ngành nghề để sắp xếp một cách khoa học”.
“Định vị” năng lực và tố chất bản thân giúp thí sinh chọn ngành dễ dàng hơn. |
Chọn “giao điểm” giữa yêu thích về thế mạnh
Việc chọn ngành học chính xác rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp thí sinh đủ kiên nhẫn và yêu thích để hoàn thành bốn năm đại học và lộ trình nghề nghiệp sau này. Chọn ngành trùng với thế mạnh bản thân sẽ giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức. Chọn đúng ngành học yêu thích sẽ tăng thêm sự hứng khởi học tập, đồng thời việc đăng ký nguyện vọng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thí sinh chỉ cần chọn trường đại học có mức điểm vừa tầm để đăng ký xét nguyện vọng.
Trường hợp ngành học yêu thích và sở trường của mình chưa trùng khớp với nhau, bạn có thể tham khảo thêm từ thầy cô, bạn bè, bố mẹ để tìm ra giao điểm của hai yếu tố này.
Thí sinh nên tìm ra giao điểm giữa thế mạnh và niềm yêu thích của bản thân. |
Luôn nhớ đến nguyên tắc “3 ưu tiên”
Nguyên tắc “3 ưu tiên” là ngành học thích nhất, trường đại học phù hợp năng lực và xét điểm tổ hợp môn có điểm thi cao nhất. Khi xét tuyển nguyện vọng đợt 1, hệ thống lọc điểm của Bộ giáo dục và Đào tạo sẽ xét theo thứ tự từ trên xuống. Căn cứ vào điểm chuẩn các trường công bố, nếu nguyện vọng 1 thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình đăng ký thì các nguyện vọng 2, 3, 4… còn lại sẽ vô hiệu.
Từ 27/4, thí sinh sẽ đặt bút điền nguyện vọng xét tuyển. |
Điểm quan trọng không kém là chọn ngành học và trường học phù hợp năng lực. Bởi hiện nay, một ngành học có rất nhiều đơn vị đào tạo, thí sinh nên ưu tiên chọn những trường có thế mạnh. Ví dụ, bạn yêu thích lĩnh vực kinh doanh quản lý có thể lựa chọn một trong các ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại… tại Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF). Cùng với đó, thí sinh cần tham khảo thêm điểm chuẩn những năm gần đây ở các đại học để xác định “vùng an toàn” cho bản thân.
Bình luận