![]() |
Các nghiên cứu cho thấy cao huyết áp có thể dẫn đến suy thoái chức năng não. Ảnh: Shutterstock. |
Nhóm nghiên cứu phát hiện khi chỉ số huyết áp tăng nhẹ, những vùng não liên quan đến trí nhớ, ngôn ngữ và khả năng định hướng không gian bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.
Tình trạng này không diễn ra đột ngột mà âm thầm phát triển trong nhiều năm. Người gặp vấn đề sẽ khó nhận biết cho đến khi các rối loạn nhận thức trở nên rõ rệt.
Nguyên nhân là các thành mạch máu sẽ trở nên dễ bị tổn thương khi huyết áp tăng, tạo điều kiện cho các chất béo, mảng bám tích tụ dẫn đến lưu thông máu khó khăn hơn. Khi dòng máu lên não bị cản trở, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho tế bào não cũng giảm, làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy thoái chức năng não.
Một nghiên cứu khác trên tạp chí Hypertension năm 2020 cũng cho thấy khoảng 20% ca đột quỵ, 45% trường hợp sa sút trí tuệ có liên quan đến các bệnh lý về mạch máu trong não. Những người bị cao huyết áp kéo dài có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người có chỉ số huyết áp ổn định.
Không chỉ làm tổn thương cấu trúc não, cao huyết áp còn ảnh hưởng đến khả năng của hệ thần kinh. Nghiên cứu năm 2023 trên tạp chí Stroke cho thấy những người kiểm soát huyết áp tốt có các khoang chứa dịch quanh mạch máu nhỏ hơn. Đây là các khoảng không giúp loại bỏ độc tố trong não.
Nhóm nghiên cứu cho rằng điều này cho thấy huyết áp ổn định có thể góp phần bảo vệ não bộ và làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh.
Các chuyên gia khuyến cáo việc duy trì huyết áp trong giới hạn an toàn nên được bắt đầu từ sớm, kể cả khi chưa có dấu hiệu bất thường. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị mỗi người nên tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần với cường độ vừa phải, hoặc 75 phút ở cường độ cao, kết hợp với việc giảm ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Thực đơn ít muối, đường, chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời giàu rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, đậu và các loại hạt sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.
Ngoài ra, kiểm soát căng thẳng cũng là một yếu tố quan trọng. Căng thẳng mạn tính có thể khiến huyết áp tăng liên tục, làm trầm trọng các vấn đề tim mạch và thần kinh. Ngủ đủ giấc, giữ kết nối xã hội lành mạnh và thực hành các bài tập thư giãn như hít thở sâu được xem là biện pháp hữu ích.
Súng, vi trùng và thép
Trong lịch sử loài người, đậu mùa, cúm, lao, sốt rét, dịch hạch, sở và dịch tả đều là những bệnh truyền nhiễm tiến hóa từ căn bệnh ở loài vật.
Đến nay, ta lần ngược về lịch sử để xem sản xuất lương thực đã nảy sinh như thế nào ở một ít trung tâm và từ đó đã bành trướng nhanh chậm khác nhau đến thế nào sang các khu vực khác. Những khác biệt địa lý đó chính là lời đáp hệ trọng và tối hậu cho câu hỏi của Yali về việc tại sao dân tộc này lại khác dân tộc khác đến vậy về sức mạnh và sự dồi dào sung túc.
Cuốn sách Súng, vi trùng và thép là lược sử về các xã hội của loài người trong khoảng 13.000 năm trở lại đây. Tác giả tập trung tìm lời giải cho câu hỏi: “Tại sao lịch sử đã diễn ra trên mỗi châu lục một khác?”.