Con trai tôi 3 tuổi rất hiếu động, hay nghịch đất cát. Tôi lo cháu dễ bị nhiễm giun. Xin hỏi tôi có thể tẩy giun cho con thường xuyên không không và bao lâu một lần?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Giun là loại ký sinh trùng sống chủ yếu trong đường ruột. Những loại giun thường sống ký sinh ở người bao gồm giun kim, giun đũa, giun móc, sán...
Trẻ nhỏ thường hay bị nhiễm giun do đưa đồ chơi vào miệng, chưa biết vệ sinh đúng cách khiến chất bẩn chứa trứng giun chui vào miệng và ký sinh trong ruột.
Trẻ bị nhiễm giun sẽ gây ra biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu và thậm chí tử vong.
Các biểu hiện điển hình khi trẻ bị nhiễm giun bao gồm:
- Đau bụng vùng rốn, gầy yếu. Trẻ có thể nôn hoặc đi tiêu ra giun.
- Khó ngủ, đôi khi tè dầm, hay quấy khóc do ngứa vùng hậu môn vào ban đêm.
- Bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.
- Biếng ăn, khó chịu, thay đổi trong hoạt động hàng ngày.
- Bé gái có thể bị mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo.
- Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
- Có thể có máu trong phân.
- Có biểu hiện thiếu máu hoặc thở khò khè, ho khan.
Các gia đình nên có kế hoạch tẩy giun định kỳ cho trẻ và toàn bộ thành viên tối thiểu từ 6 tháng đến 12 tháng một lần để phòng chống nhiễm giun, tái nhiễm và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Ngoài ra, chỉ nên tẩy giun cho trẻ nhỏ khi bắt đầu lên 2 tuổi. Ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, nếu nghi ngờ nhiễm giun, cha mẹ nên đưa con đi khám và kiểm tra. Nếu trẻ bị nhiễm giun, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị cụ thể cho con để không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ngoài việc tẩy giun định kỳ, cha mẹ cần đảm bảo trẻ và gia đình luôn giữ gìn vệ sinh cẩn thận bằng cách:
- Trước khi ăn, trẻ cần rửa tay
- Cha mẹ nên đảm bảo rửa sạch tất cả trái cây và rau quả trước khi nấu
- Uống nước đã đun sôi
- Cắt tỉa và giữ móng tay của trẻ luôn sạch sẽ
- Trẻ em nên rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh
- Tránh những thói quen mất vệ sinh như mút ngón tay, cắn móng tay, gãi mông
- Luôn đảm bảo rằng thức ăn của trẻ được đậy kín.
Làm thế nào để tránh cho con bạn không bị bỏng, điện giật? Biện pháp nào giúp bảo vệ đường ruột của trẻ? Hay trẻ nhỏ có bị đau nhức xương như người lớn hay không?... Đây là những băn khoăn phổ biến mà mọi cha mẹ đều quan tâm.
Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả Trần Quốc Khánh sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Ngoài ra, cuốn sách tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.