Câu 1: Quốc gia cổ đại đầu tiên lấy ngày 1 tháng 1 hàng năm làm ngày đầu năm mới?
La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày khởi đầu năm mới từ năm 153 TCN. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, điều này ít được tôn trọng do tập quán văn hóa, chính trị ở các vùng khác nhau của La Mã. Phải đến thời đại của Quan chấp chính Julius Caesar (100-44 TCN) hệ thống lịch này đã được cải tiến một cách căn bản thành lịch Julius, đặt nền móng cho Dương lịch ngày nay. |
Câu 2. Sinh thời, Julius Caesar nắm giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước La Mã?
Julius Caesar là nhà lãnh đạo tối cao của đế chế La Mã cổ đại. Sinh thời, ông làm Quan chấp chính, đứng đầu Viện Nguyên lão - cơ quan lãnh đạo cao nhất của La Mã. |
Câu 3. Quốc gia cổ đại nào có truyền thống tặng quà năm mới bằng những quả trứng?
Người Ba Tư cổ đại có phong tục tặng quà năm mới bằng trứng để biểu tượng cho sự sinh sôi và phát triển. |
Câu 4. Theo văn hóa dân gian của nước nào, người đầu tiên đi qua mặt bạn vào năm mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận hạn trong năm sau?
Theo văn hóa dân gian của Anh và Đức, người đầu tiên đi qua mặt bạn trong năm mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận hạn trong năm sau. |
Câu 5. Nước nào có truyền thống ăn đậu đen vào đầu năm mới để cầu may mắn?
Nhiều vùng ở Mỹ có truyền thống ăn đậu đen vào ngày đầu năm mới để cầu mong sự may mắn. |
Câu 6. Quốc gia châu Á nào đã bỏ Tết Nguyên đán để chuyển sang đón Tết Dương lịch?
Cùng với Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản trước đây cũng có Tết Nguyên đán cổ truyền, nhưng hiện nay họ đã bỏ hẳn để chuyển sang đón Tết Dương lịch. Nhật Bản chấp nhận ngày năm mới Dương lịch vào năm 1873. |
Câu 7. Tết Dương lịch ở nước ta bắt đầu được áp dụng từ thời kỳ nào?
Dưới thời phong kiến, người Việt chưa biết đến Tết Dương lịch. Tết Dương lịch nước ta có từ thời Pháp thuộc (chưa xác định được năm cụ thể), khi lịch Tây bắt đầu được sử dụng thay lịch âm. Các công sở lúc đó được nghỉ những ngày này để tổ chức lễ hội đón năm mới. |
Câu 8. Người nước nào ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa để cầu may?
Ở một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Venezuela, Cuba, Mexico, Ecuador, và Peru, người ta ăn 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng theo nhịp chuông. Truyền thống này bắt nguồn từ năm 1909 nhằm giải quyết số nho thừa của năm cũ. Mỗi quả tượng trưng cho một tháng, và người ta sẽ cố ăn hết 12 quả trước tiếng chuông cuối cùng để có một năm ngọt ngào, may mắn. |