Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

TGĐ Minh Long I và 14 năm tạo nên cuộc ‘cách mạng’ nồi đất

Bằng thế giới quan đầy màu sắc, ông Lý Ngọc Minh nhìn thấy sự diệu kỳ trong những chất liệu bình thường, để từ đó sáng tạo nên những điều khiến người đối diện phải trầm trồ.

Minh Long I anh 1Minh Long I anh 2

Có gặp gỡ mới biết “ông vua” của ngành gốm sứ Việt Nam là người giản dị bậc nhất trong lối sống. Giản dị nhưng không đơn điệu, bằng thế giới quan đầy màu sắc của mình, ông Lý Ngọc Minh nhìn thấy sự diệu kỳ trong những chất liệu bình thường, để từ đó sáng tạo nên những điều khiến người đối diện phải trầm trồ vì kinh ngạc.

Dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp “biến đất thành vàng”, nỗi trăn trở của ông chủ Minh Long I không chỉ dừng lại ở việc làm giàu, mà trên hết là gửi gắm nét đẹp đẽ của văn hóa, tâm hồn người Việt trong từng cái chén, chiếc bình.

Song hành cùng với việc xây dựng một đế chế gốm sứ, ông Lý Ngọc Minh còn có một niềm đam mê đặc biệt với nền ẩm thực dưỡng sinh. Đây cũng chính là khởi nguồn cho một bước tiến rất dài trong thành tựu chế tác của Công ty gốm sứ Minh Long I.

Minh Long I anh 3

Trong một cuộc trò chuyện, ông Lý Ngọc Minh có kể về câu chuyện bên lề, tuy không mấy liên quan nhưng lại làm người ta cảm thấy thích thú. Đó là bữa cơm của ông: sáng một chén gạo lức, trái cây (chuối, táo…), hạt (hạnh nhân, óc chó, kỷ tử…); trưa là cơm, rau luộc, canh; tối tương tự. Những món ăn cầu kỳ dường như rất ít khi xuất hiện, mà ông lý giải điều đó bằng niềm đam mê với ẩm thực dưỡng sinh.

Dưỡng là nuôi dưỡng, sinh tức là sinh sống - dưỡng sinh chính là nuôi dưỡng cuộc sống. Vậy thế nào là ẩm thực dưỡng sinh? Tức là một bữa ăn mang đến cho bạn bao nhiêu dưỡng chất, đủ để cung cấp sức khỏe tốt, chứ không nhất thiết phải là những cao lương mỹ vị của thế gian.

Vậy ăn thế nào để đủ dưỡng chất? Theo ông Hiromi Shinya (tác giả sách Nhân tố Enzyme - Phương thức sống lành mạnh), thực phẩm tốt cho sức khỏe gồm 2 nhóm: ngũ cốc (đạm, tinh bột, đường…) và rau xanh (vitamin, chất xơ…). Mỗi bữa, ăn một nắm tay 2 nhóm thực phẩm này, bạn sẽ đủ dưỡng chất.

Minh Long I anh 4

Không điều gì xảy ra ngẫu nhiên, niềm đam mê với chế độ thực dưỡng của ông Ngọc Minh cũng như vậy. Tất cả bắt nguồn từ vấn đề sức khỏe của ông.

Năm 1975 - 5 năm sau khi Công ty gốm sứ Minh Long thành lập - cuộc sống của chàng trai Ngọc Minh gặp nhiều xáo trộn. Mất thị trường, công nhân không có việc làm, chén dĩa sản xuất mỗi ngày nhưng không bán được.

Chàng trai 26 tuổi lúc này vừa làm chủ doanh nghiệp lại là lãnh đạo thanh niên ở phường, sóng gió chưa thể vượt qua vô hình tạo nên áp lực, hình thành căn bệnh mất ngủ kinh niên.

Chưa hết, anh còn mang trong mình bệnh dư chất chua, dù chưa đau bao tử nhưng nó đã tạo nên hiện tượng trào ngược, gây khó chịu vào ban đêm. Thế là giấc ngủ ngày một kém.

“Ban đầu, tôi xem nó là chuyện bình thường nhưng sau đó mới biết hậu quả của nó tệ hại đến thế nào. Mỗi ngày tôi lại bị giảm trí nhớ, phản xạ chậm đi. Tới một ngày tình trạng này đặc biệt trầm trọng, một dòng chữ rất ngắn tự mình viết ra nhưng học đi học lại vẫn không thuộc, lúc này tôi mới hoảng hồn”, ông nhớ lại.

Bệnh kéo dài đến năm gần 50 tuổi, ông quyết định không phụ thuộc vào thuốc ngủ nữa. Thay vào đó là một chế độ sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Khi đã tìm được cách để cải thiện sức khỏe của bản thân, ông mang những kiến thức tích lũy chia sẻ với mọi người, đó là: loại bỏ mọi chất độc trong cuộc sống.

Con người muốn khỏe mạnh thì “nguyên liệu” đầu vào phải sạch, phải khỏe. Chân lý này được ông Lý Ngọc Minh áp dụng triệt để từ khi đặt viên gạch đầu tiên thể thành lập Minh Long. Tiếng ồn của nhà máy được xử lý để tạo nên sự biệt lập với không gian xung quanh, ở trong xưởng gắn hệ thống âm thanh phát nhạc giúp nhân viên thư giãn, toàn nhà máy có hệ thống lọc sạch không khí, nhiệt độ duy trì ở mức mát thích hợp.

Sản phẩm của Minh Long cũng vậy, các tạp chất, chất độc hại đều được loại bỏ, chỉ giữ lại những gì tốt nhất để đưa vào lò nung. Câu chuyện nhà máy là vậy, câu chuyện con người cũng tương tự. Các bộ phận trong cơ thể muốn vận hành được thì phải được nạp năng lượng từ thức ăn. Thức ăn nhiều dưỡng chất, nhưng nếu chế biến sai cách, cơ thể sẽ không hấp thu mà ngược lại còn trở thành nguồn gây hại với sức khỏe.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh (Anh) đã chứng minh khi nấu nướng ở nhiệt độ cao, nhất là chiên đồ ăn ngập trong dầu mỡ, thì các độc tố sẽ được hình thành. Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi cấu trúc hóa học của thực phẩm, dẫn đến sự hình thành của chất độc mới (NFC) bao gồm các axit không chuyển hóa.

Chất này làm nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ bị đau tim. Vì vậy khi chế biến món ăn ở nhiệt độ từ 150 độ C trở lên, mọi thực phẩm đều trở thành chất độc, dù là thịt cá hay rau cải xanh tươi.

Vậy cách chế biến nào sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh, không nhiễm độc?

Minh Long I anh 8

Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhiều năm liền. Số liệu của Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năm 2016 con số này đạt kỷ lục là 87,14 (nữ giới) và 80,98 (nam giới). Năm 2017, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 83,8 tuổi. Ngoài nền y tế tiến bộ, sự khỏe mạnh của người Nhật còn được hình thành nhờ khẩu phần ăn nhỏ, ít calo; các nguyên liệu chủ yếu là rau xanh, củ cải đường, nori, hành tây…; món ăn phổ biến là súp.

Người Tây Ban Nha cũng có tuổi thọ trung bình thuộc hàng cao nhất thế giới - 83,4. Quốc gia này chủ yếu ăn các món đậu, cá, rau được nấu với dầu ô liu; hạn chế chiên, thay vào đó là hầm hoặc rang, xào thức ăn.

Như vậy, nhiệt độ chế biến thấp sẽ giúp bảo toàn dưỡng chất của thực phẩm, tăng cường hấp thu cho cơ thể. Nhưng nhiệt độ thấp thì quá trình nấu sẽ kéo dài, nảy sinh nghịch lý với nhịp sống hiện đại với quá nhiều bận rộn.

Chính điều này đã dấy lên trăn trở của ông Lý Ngọc Minh: Làm sao để thay đổi phương thức nấu ăn của đa số người Việt, hạn chế nhiệt độ khi làm chín thực phẩm mà vẫn chế biến nhanh chóng, an toàn?

Minh Long I anh 9

Mỗi người chúng ta đều có một giấc mơ, nhưng rất hiếm người đủ can đảm để theo đuổi nó đến tận cùng, thấy những điều ngây ngô mình từng vẽ ra trở thành hiện thực, thành điều hữu hình có thể cầm nắm. Nhưng ông Lý Ngọc Minh là một cá nhân đặc biệt như vậy, một người tin vào chính mình, đủ kiên nhẫn và dũng khí bước đi trên con đường tìm đến ước mơ, dù nó chưa bao giờ là dễ dàng.

Từ khi nảy ra ý tưởng về một chiếc nồi dưỡng sinh, người đứng đầu Minh Long I gần như dành trọn tâm huyết để nghiên cứu về hiệu ứng hồng ngoại rồi bay đến mọi vùng đất trên thế giới, để tìm được thớ đất tốt nhất cho giấc mơ của mình.

Nồi sứ dưỡng sinh của Minh Long có 5 công năng chính: luộc, hấp, nấu, xào, chiên. Nồi có thể luộc, hấp không cần nước; thời gian nấu nhanh (8 phút luộc rau, 30 phút hấp gà) và cho ra món ăn chín sâu từ bên trong, không phá vỡ cấu trúc thực phẩm, giữ lại dưỡng chất tốt nhất cho món ăn.

Điều kỳ diệu của công năng này đến từ đâu?

Minh Long I anh 10

Đầu tiên, nồi có thể nấu không cần nước là nhờ ứng dụng hiệu ứng hồng ngoại. Nghe có vẻ xa lạ, nhưng hiệu ứng này rất quen thuộc, cùng nguyên lý với chiếc nồi đất mà mẹ chúng ta thường dùng ở quê để nấu cơm niêu, kho cá tộ. Đất phát ra năng lượng hồng ngoại, làm chín sâu món ăn từ bên trong, tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt, hơn hẳn nồi từ nguyên liệu inox.

Khi nấu bằng nồi inox, món ăn được làm chín do tiếp xúc nhiệt, nóng hỗn. Trái lại, nồi sứ dưỡng sinh dùng bức xạ hồng ngoại, bước sóng xuyên qua vật chất để làm chín thực phẩm từ bên trong. Quá trình nấu bằng nồi sứ dưỡng sinh có 2 chặng: một là thu nhiệt, 2 là phát hồng ngoại.

Ví dụ, khi luộc rau, bạn cho rau vào nồi đậy nắp và bật lửa lớn trong 2 phút. Sau khi thấy có khói bốc lên thì giảm nhỏ lửa lại, để thêm 6 phút là rau chín. 2 phút đầu chính là quá trình nồi thu nhiệt, 6 phút còn lại nồi dùng bức xạ hồng ngoại để làm chín rau từ bên trong thay vì dùng nhiệt để làm nóng nước, nước phát nhiệt làm chín rau từ ngoài vào trong như nồi inox thông thường.

Ở quá trình phát hồng ngoại, nhiệt độ lúc này không tập trung mà phân bổ đều ra toàn bộ nồi theo mọi hướng (thân nồi, đáy nồi, nắp nồi); nhiệt độ luôn duy trì dưới 120 độ C giúp làm chín thức ăn mà không phá hủy cấu trúc của nguyên liệu. Chính nhờ sự phân bổ nhiệt như vậy, bếp chỉ có chức năng duy trì chứ không tiếp nhiệt nữa, đáy nồi không tập trung nhiệt nên thức ăn không bị cháy dù không có nước.

Nồi sứ dưỡng sinh Minh Long được tăng cường bức xạ nhiệt, giữ nhiệt tốt và ổn định độ nóng nên có thể dùng để chiên ở nhiệt độ 130 độ C (thấp hơn nhiệt độ thông thường của các chảo chiên inox là 150 độ C - mức nhiệt khiến thức ăn thành chất độc hại).

Dù nhiệt độ thấp nhưng các món chiên vẫn chín sâu, giòn tan và giữ được độc giòn lâu, vàng đẹp mắt, hạn chế dầu đọng. Đặc biệt, dầu không bị quá lửa nên không sinh ra chất độc hại, giảm lượng độc tố và hóa chất tích tụ.

Minh Long I anh 11

Thứ hai, hiệu ứng hồng ngoại là điều mà ai cũng biết nhưng để nắm bắt được nó, tạo ra một chiếc nồi sứ có độ bền để sử dụng nhiều năm là điều mà rất ít người có thể thành công. Riêng với Minh Long I, hành trình này mất hơn 14 năm tìm tòi, thử nghiệm.

Nồi gốm nấu ăn ngon nhưng không bền vì không chịu được độ sốc nhiệt cao, dễ bể. Cấu trúc vật chất của gốm vốn rất dễ bể, không có độ dẻo liên kết, chịu nhiệt cao nhưng không chịu được sốc nhiệt.

Các nồi gốm, sứ đều có thành phần chính là cao lanh, tràng thạch, thạch anh, đất sét. Đất vốn có tính chất cách nhiệt, khi thay đổi các thành phần để dẫn nhiệt thì lại nảy sinh vấn đề là dễ bể. Thêm nữa, làm nồi đất tráng men rất khó vì 2 thứ khác nhau về tính chất, mức sốc nhiệt, giãn nở không đều nên khi nấu dễ rạn men hay thậm chí bung men ra.

Các sản phẩm thông thường chỉ chịu được mức sốc nhiệt 400-500 độ C, tức là khi nấu trên bếp nếu nồi nóng khoảng 400-500 độ C, chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài là sẽ bể ngay. Hoặc đang kho, bạn cho thêm nước lạnh vào, nồi cũng sẽ bể.

Nhưng điểm thành công của Minh Long I chính là đã tìm ra được những nguyên tố hiếm, kết hợp chúng lại để nấu nhanh, phát huy tính năng hồng ngoại, đảm bảo độ bền vững của nồi. Đặc biệt, nồi sứ dưỡng sinh Minh Long chịu được độ sốc nhiệt đến 800 độ C (phòng thí nghiệm) và 600 độ C cho sản phẩm Ly’s Healthy cook (điều kiện thường).

Minh Long I anh 12

Chưa kể, nồi Minh Long I là nồi kín hoàn toàn, nắp không có lỗ thoát khí mà vẫn không bị trào nước khi nấu canh, súp và rất nhanh chín. Nồi tiết kiệm năng lượng do dẫn nhiệt tốt hơn và bức xạ nhiệt nhiều hơn. Khi nấu xong thức ăn ngon hơn, đẹp mắt hơn và tiết kiệm được thời gian, năng lượng.

Ông Ngọc Minh chia sẻ: “Chiếc nồi này cũng như một con người, làm sao có võ công, có quả đấm thép - là do khổ luyện mà ra. Nồi sứ muốn đạt bức xạ hồng ngoại mạnh, chịu độ sốc cao cũng nhờ đất qua tuyển chọn, chế biến hàng chục công đoạn. Trước khi sản xuất, nguyên liệu được gia công nhiều công đoạn phức tạp để khi nung sản phẩm mới có những tính năng độc đáo, ra lò mới đạt được đến thành tựu ấy".

"Nhận ra những khuyết điểm của nồi đất, tôi phải phân tích kỹ từng thứ, đi khắp mọi nơi để tìm những nguyên tố khắc phục từng khuyết điểm ấy rồi đem chúng kết hợp với nhau. Đó là một quá trình dài hơi, cũng là chuỗi dài may mắn với rất nhiều những tình cờ”.

Hành trình tìm đất đá cho chiếc nồi sứ dưỡng sinh mất hơn 10 năm. Tìm được nguyên liệu rồi thì phòng thí nghiệm lại tất bật để phối ra những công thức đất phù hợp. Cũng có lúc làm mãi không được, phải mày mò từ mỏ đất này sang mỏ đất khác khắp thế giới.

Minh Long I anh 13

Đất đá là vật chất, ở mỗi vùng khác nhau sẽ có thành phần, cấu trúc dẫn đến chức năng khác nhau. Có tìm tòi ta mới phát hiện được những thứ diệu kỳ của nó, để chiếc nồi có đủ mọi khả năng: chịu nóng, sốc nhiệt, truyền nhiệt, bức xạ, giữ hơi, tản nhiệt…

Một chiếc nồi, nhìn vào là thấy trọn bao nhiêu tâm tư của nhà chế tác. Sâu xa hơn những món ăn ngon, cách thức chế biến độc đáo, chính là món quà cho sức khỏe.

“Ai cũng muốn ăn ngon nhưng ít ai nghĩ đến sức khỏe. Vì vậy, tôi mới nghĩ làm sao giảm tính độc hại, làm ra cái nồi tốt hơn bình thường để nhiều gia đình có sức khỏe tốt. Đồ ăn chín sâu, dưỡng chất dễ tiêu, bao tử dễ phân hủy, không cần tiết ra nhiều enzim làm dư chất chua. Ăn ngon, sức khỏe tốt thì cuộc sống và công việc cũng sẽ tốt hơn. Đó là điều kỳ diệu mà chiếc nồi mang lại mà chính bạn cũng có thể thử nghiệm từ hôm nay”, ông Lý Ngọc Minh chia sẻ.

Minh Long I anh 14

Giang Hoàng Nhơn

Thiết kế: Kylie Tsai

Bạn có thể quan tâm