Học song song hai trường là lựa chọn của nhiều sinh viên nhằm tăng lợi thế cạnh tranh sau tốt nghiệp. Mặc dù đây là lựa chọn đem đến nhiều cơ hội việc làm trong tương lai, cách học này cũng khiến sinh viên đối mặt không ít khó khăn.
Thách thức nhân đôi
Khi quyết định đăng ký ngành học thứ hai, trở ngại đầu tiên sinh viên có thể đối mặt là lượng bài vở, áp lực thi cử tăng lên gấp đôi. Áp lực hoàn thành đủ các tín chỉ để không phải thi lại hay học lại buộc sinh viên phải nỗ lực hết mình.
Trong trường hợp sinh viên không có hậu thuẫn tài chính từ gia đình, chọn học hai ngành có thể khiến họ gặp khó khăn về tài chính. Nguyên nhân là lịch học trải dài hoặc chiếm toàn bộ thời gian, sinh viên không có khả năng đi làm thêm để trang trải học phí. Ngoài ra, thời gian và công sức cho việc di chuyển cũng là điểm cần suy tính. Những sinh viên chọn học hai ngành tại hai trường đại học xa nhau cần phân bổ thời gian đi lại.
Thanh Duy chia sẻ kinh nghiệm cân đối thời gian để có thể theo học song song hai trường. |
Chia sẻ kinh nghiệm bản thân, bạn Nguyễn Thanh Duy cho biết khi đang là sinh viên năm cuối ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành tại Đại học Cần Thơ, bạn quyết định chọn học thêm ngành Mỹ thuật đa phương tiện tại trường Arena Multimedia. Đây là quyết định táo bạo khi Thanh Duy phải học hai trường cùng lúc - vừa hoàn thành năm cuối tại trường này, vừa học năm nhất trường khác.
Theo Thanh Duy, vấn đề quản lý thời gian là yếu tố quan trọng khi sinh viên chọn học song song hai trường. Duy cho rằng nếu người học biết cách sắp xếp, phân bổ để tránh trùng lịch học cũng như tối ưu thời gian đi lại thì học hai trường không gặp nhiều vấn đề. “Nhìn chung thời gian của mình vẫn không khác nhiều so với chỉ học một ngành duy nhất”, Thanh Duy chia sẻ.
Theo Thanh Duy, Arena có lịch học linh động nên bạn có thể học buổi tối trong tuần, ban ngày học ở trường còn lại và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa khác. Ngoài ra, chương trình đào tạo tại Arena Multimedia chú trọng “làm trước - học sau” nên Duy được trải nghiệm các dự án từ sớm, có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng vào chuyên ngành du lịch. Đơn cử, Duy thành thạo hơn trong việc thiết kế power point cho những buổi thuyết trình, thiết kế banner…
Cô sinh viên song ngành chia sẻ: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Trải qua thách thức thì mới có được cơ hội. Việc học hai ngành giúp mình có cái nhìn bao quát hơn về sự nghiệp và cụ thể hóa con đường tương lai”.
Thanh Duy (thứ 6 từ phải sang) tham gia hoạt động ngoại khóa cùng lớp. |
Nắm bắt cơ hội thành công
Bên cạnh có nhiều cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, sinh viên học hai trường song song có thể kết hợp kiến thức và kỹ năng của hai ngành học để hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, sinh viên cần cân nhắc và chủ động trang bị kỹ năng bổ trợ giữa hai chuyên ngành.
Sẵn đam mê ngành du lịch và thiết kế số, Thanh Duy sớm nhận thấy mối quan hệ khăng khít của hai lĩnh vực này. Do đó khi học tại Arena Multimedia, cô bạn nhanh chóng xác định rõ mục tiêu khi chọn các môn chuyên ngành - bổ trợ cho mảng du lịch mà mình đang theo học. Các kiến thức học được từ nền tảng thiết kế đồ hoạ, thiết kế web, ứng dụng kỹ thuật số đến làm phim kỹ thuật số, thiết kế game - hoạt hình 3D… hỗ trợ Thanh Duy hoàn thành sản phẩm du lịch, thiết kế tour ảo cho khách trải nghiệm.
“Từ lâu mình đã ấp ủ nhiều kế hoạch phát triển du lịch Kiên Giang. Với kiến thức học được, mình dự định sau khi tốt nghiệp sẽ thành lập fanpage, website về tour sinh thái, địa điểm du lịch, ẩm thực quê nhà theo hình thức chia sẻ hình ảnh, video tự thiết kế. Rất hữu ích khi mình có thể vận dụng kiến thức hai chuyên ngành để theo đuổi đam mê cũng như thêm lợi thế cạnh tranh công việc trong tương lai”, Duy nói thêm.
Cũng theo Thanh Duy, khối lượng bài vở lớn và chương trình thi nhiều là cơ hội để sinh viên rèn luyện cách quản lý thời gian, xác định hạng mục công việc ưu tiên, từ đó trở nên đa nhiệm hơn.
Sinh viên được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng khi học song ngành. |
Khi các bạn trẻ chọn hai ngành có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao kiến thức và kỹ năng của họ. Từ đó, người xin việc có cơ hội đảm nhiệm nhiều vị trí cao trong công ty, mức thu nhập tốt hơn.
Ngoài cơ hội việc làm, sinh viên song ngành được trải nghiệm hai môi trường giáo dục khác nhau. Nhờ đó, họ có cơ hội mở rộng mối quan hệ, tham gia các hoạt động thú vị, nâng tầm kỹ năng sống và tri thức.
Bình luận