Khả năng ăn 159 chiếc bánh taco trong vòng 10 phút của Takeru Kobayashi (46 tuổi) không đơn giản là thiên phú hoặc may mắn. Anh đã tập luyện cực lực bằng cách uống hết 5 lít nước trong vòng chưa đầy 90 giây, sau đó nghỉ ngơi và lặp lại hành động này vào hôm sau, uống nhiều hơn, nhanh hơn.
Kobayashi tuân thủ chế độ tập ăn khắc nghiệt này để chuẩn bị cho một cuộc thi ăn sắp tới. Đây là cuộc thi đầu tiên của anh sau 5 năm tạm dừng hoạt động. Cụ thể, Kobayashi tuyên bố thi ăn với Joey Chestnut, nhà vô địch ăn uống của Major League Eating, trong một chương trình tên là Chestnut vs Kobayashi: Unfinished Beef (Tạm dịch: Chestnut và Kobayashi: Thịt bò bất tận).
“Mục tiêu là tăng sức chứa và tốc độ giãn nở của dạ dày. Tôi đang tập luyện để uống 11 lít nước trong 45 giây”, Takeru “Tsunami” Kobayashi - người được mệnh danh là “cha đỡ đầu của những cuộc thi ăn toàn thế giới”, chia sẻ với The Guardian. Cũng vì vậy, Kobayashi thường “cận kề cái chết”, anh cho biết.
Người ăn nhanh và nhiều nhất thế giới
Kobayashi là người nắm giữ kỷ lục thế giới về người ăn nhiều nhất khi ăn được 15,5 chiếc pizza trong 12 phút. Đồng thời, anh cũng là người ăn nhanh nhất khi ăn được 60 chiếc hotdog trong 2 phút 35 giây. Và thành tích ăn được 159 chiếc bánh taco của anh lại là một kỷ lục thế giới khác.
Kobayashi thường bị nghi ngờ khi chia sẻ bản thân là một “thánh ăn”. Anh có ngoại hình dẻo dai, cao 1,73 m và chỉ nặng 68 kg. Ảnh: The Guardian. |
Kobayashi thường bị nghi ngờ khi chia sẻ bản thân là một “thánh ăn”. Anh có ngoại hình dẻo dai, cao 1,73 m và chỉ nặng 68 kg. Những đường nét cơ thể góc cạnh cùng phần cơ bắp tay khiến người ta nghĩ anh là một vận động viên đi tập thể hình 3 lần/tuần hơn là một “thánh ăn”.
“Trông thì khỏe mạnh nhưng cơ thể của tôi đang chịu rất nhiều căng thẳng”, Kobayashi nói. Anh bị viêm khớp hàm do nhai quá nhiều, gặp các vấn đề về lưng, mòn răng và có nguy cơ ung thư hệ tiêu hóa, có thể là dạ dày hoặc cổ họng.
“Tôi tin rằng đó là một phần hấp dẫn của những cuộc thi ăn uống. Bạn luôn cận kề cái chết”, “thánh ăn” Nhật Bản tâm sự. “Nhưng tôi không bao giờ để ý đến những khía cạnh tiêu cực này. Vì nếu làm vậy tôi sẽ không dám thử thách giới hạn của bản thân nữa”.
Ít ai biết, tuổi thơ của Kobayashi lại nhiều kỷ niệm không mấy tốt đẹp với thức ăn. Mẹ của anh là một người nghiêm khắc và cấm Kobayashi ăn vặt hay uống nước có ga. “Tôi hay ghen tỵ khi đến nhà bạn chơi, họ có rất nhiều đồ ăn vặt”, anh nói. Niềm đam mê ăn uống của Kobayashi nở rộ từ những chương trình thi ăn trên TV. Khi đó, các cuộc thi ăn vẫn được xem là “quái dị” và thường bị mọi người chế giễu.
Năm 2001, Kobayashi được mời đến New York để tham gia một cuộc thi ăn xúc xích, một sự kiện cấp quốc gia được theo dõi trên toàn nước Mỹ. Ảnh: The Guardian. |
Năm 2000, “thánh ăn” Nhật Bản bắt đầu thi ăn. Anh bắt đầu với thử thách ăn tô cà ri khổng lồ ở một quán cà ri địa phương rồi giành chiến thắng. Tiếp theo, chàng sinh viên khoa Kinh tế của Đại học Yokkaichi tham gia một số cuộc thi trên truyền hình và liên tục chiến thắng. Số tiền thưởng đủ để anh trả nợ học phí và từ bỏ ước mơ trở thành một kế toán.
Năm 2001, Kobayashi được mời đến New York để tham gia một cuộc thi ăn xúc xích, một sự kiện cấp quốc gia được theo dõi trên toàn nước Mỹ.
Anh đã tập luyện rất chăm chỉ và sáng tạo ra hai phương pháp thi ăn là kỹ thuật “Solomon” - tên của một vị vua xuất hiện trong Kinh Thánh - và “Kobayashi shake”. Đối với kỹ thuật Solomon, Kobayashi sẽ bẻ đôi xúc xích và nhúng cả hai vào nước để dễ ăn và tránh bị khát nước. Còn kỹ thuật Kobayashi shake nghĩa là nén thức ăn lại thật chặt rồi nhét vào miệng thật nhanh.
Tóm lại: Anh tập luyện để có thể ăn càng nhanh càng tốt thay vì cố gắng ăn thật nhiều.
Cuối cùng, Kobayashi đã trở thành người phá hủy kỷ lục của cuộc thi ăn xúc xích lần đó. Anh ăn 50 chiếc xúc xích trong 12 phút trong khi kỷ lục cao nhất vào thời điểm đó là 25 chiếc trong 12 phút.
No và buồn nôn liên tục
Sự nghiệp ẩm thực của Kobayashi bắt đầu từ đây. Anh trở thành liên tiếp giành 6 chức vô địch của các cuộc thi ăn toàn quốc ở Mỹ từ năm 2001 đến 2006. Ở đỉnh cao sự nghiệp, Kobayashi còn thi ăn xúc xích với một con gấu nâu (và tất nhiên là thua một cách thuyết phục).
Nhiều người thắc mắc khẩu vị cá nhân có ảnh hưởng đến hiệu suất ăn của Kobayashi hay không. “Không”, anh ngay lập tức trả lời. “Tôi ăn nhanh đến nỗi thức ăn hầu như không chạm được đến lưỡi”.
“Thánh ăn” Nhật Bản cho biết phần lưng và vai của anh thường đau nhức - một vấn đề mà phụ nữ thường gặp phải khi mang thai do phần bụng và lưng chịu quá nhiều áp lực. Ảnh: WireImage. |
Kobayashi thường kết thúc mỗi trận đấu trong kiệt sức. “Tôi đau đớn mỗi khi trận đấu kết thúc”, anh nói. “Vì trận đấu đã kết thúc nên bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm trong khi phần bụng của bạn lại nặng nề”.
“Thánh ăn” Nhật Bản cho biết mình không bị buồn nôn khi ăn quá nhiều dù phần lưng và vai của anh thường đau nhức - một vấn đề mà phụ nữ thường gặp phải khi mang thai do phần bụng và lưng chịu quá nhiều áp lực.
Tiết lộ trong bộ phim tài liệu Hack Your Health: Secrets of the Gut (Tạm dịch: Bí mật của cơ bắp) của Netflix, anh chia sẻ bản thân không còn cảm giác đói và đôi khi sẽ nhịn ăn trong ba ngày. Sau nhiều lần xét nghiệm, các bác sĩ cho biết vùng não liên quan đến ăn uống của anh đang hoạt động quá tải. Do đó mà Kobayashi luôn cảm thấy no và buồn nôn.
Do đó, sau khi tham gia cuộc thi ăn cuối cùng vào năm 2019, anh quyết định tạm lánh khỏi các cuộc thi ăn một thời gian. Sau 5 năm, “thánh ăn” Nhật Bản đã trở lại và tuyên bố sẽ thi đấu với Joey Chestnut.
Kobayashi từng chiến thắng Chestnut trong một cuộc thi ăn hamburger kéo dài tám phút với tỷ số 93 - 81. Ảnh: WireImage. |
Trước đó, Kobayashi chiến thắng Chestnut trong một cuộc thi ăn hamburger kéo dài 8 phút với tỷ số 93 - 81. Anh dành 6 tháng tập luyện để chuẩn bị cho cuộc tái đấu vào tháng 9 sắp tới.
Trả lời câu hỏi liệu trận đấu với Chestnut có phải là cuộc thi ăn cuối cùng trong sự nghiệp của anh hay không, Kobayashi đồng ý: “Tôi bắt buộc phải tin rằng mỗi trận đấu đều là lần cuối mà mình thi ăn. Nếu không, tôi sẽ không thi đấu với phong độ tốt nhất”.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.