Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Thành phố duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp với 8 tỉnh?

Đây là đô thị loại đặc biệt của cả nước, diện tích hơn 3.350 km2 với 30 quận, huyện, thị xã trực thuộc.

thu do ha noi anh 1

1. Thành phố duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp với 8 tỉnh?

  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • TP.HCM

Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương, cũng là thủ đô của cả nước. Với diện tích rộng 3.358,6 km2 (Niên giám Thống kê 2020), nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, Hà Nội hiện tiếp giáp 8 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên (ở phía bắc), Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên (ở phía đông), Hà Nam (ở phía nam), Hòa Bình (ở phía nam và phía tây), Phú Thọ (ở phía tây). Ảnh: Vũ Minh Quân.

thu do ha noi anh 2

2. Hà Nội hiện có bao nhiêu quận, huyện, thị xã?

  • 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã
  • 17 quận, 12 huyện, 1 thị xã
  • 21 quận, 7 huyện, 1 thị xã

Hà Nội hiện có 12 quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm; 17 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên; cùng với thị xã Sơn Tây. Ảnh: Hoàng Hà.

thu do ha noi anh 3

3. Hà Nội có Di sản Văn hóa Thế giới nào?

  • Quần thể danh thắng Tràng An
  • Thành nhà Hồ
  • Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2010. Di sản gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội (với Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn...) và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Ảnh: Vũ Minh Quân.

thu do ha noi anh 4

4. Hà Nội có lễ hội nào được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?

  • Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc
  • Hội bơi trải đền, chùa Ngọ Dương
  • Hội vật Liễu Đôi

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc tại Hà Nội được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010. Người Việt ai cũng biết truyện kể Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, một trong Tứ bất tử theo tín ngưỡng dân gian. Hội Gióng ở đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), nơi sinh Thánh Gióng, diễn ra vào tháng 4 Âm lịch, còn Hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn), nơi Thánh hóa, diễn ra vào tháng giêng (ảnh). Ảnh: Chí Toàn.

thu do ha noi anh 5

5. Bảo vật quốc gia nào ở Hà Nội được đưa vào Danh mục Ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO?

  • 62 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • 102 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê sơ - Mạc - Lê Trung hưng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Bảo vật quốc gia của Việt Nam, đồng thời được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đưa vào danh mục Ký ức thế giới. Theo Cục Di sản văn hóa, đây là những tấm bia đề danh tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh tiến sĩ đã thi đỗ, mà còn ghi lại triết lý của các triều đại về vấn đề giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài... Ảnh: Anh Tuấn.

thu do ha noi anh 6

6. Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ở Hà Nội được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm nào?

  • 1993
  • 2003
  • 2013

Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Còn gọi là hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho rùa thần, sau cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi. Tại hồ có di tích tín ngưỡng đền Ngọc Sơn, có cầu Thê Húc màu sơn đỏ, dáng cong cong đã trở thành biểu tượng. Ảnh: Giang Trịnh.

thu do ha noi anh 7

7. Hà Nội có nghề truyền thống nào được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong năm nay?

  • Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
  • Nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ
  • Nghề đúc đồng cổ truyền Trà Đông

Đầu năm nay, nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ ở xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo trang TTĐT của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tương truyền nghề này đã có cách đây gần 400 năm, tổ nghề là Binh bộ Tả Thị lang Nguyễn Quý Trị, khi đi sứ Trung Quốc đã học được nghề và truyền dạy lại cho dân. Người dân Kiêu Kỵ có tay nghề sơn son, thếp vàng, thếp bạc tinh xảo. Ảnh: Việt Hùng.

Hoa ban bung nở giữa lòng Hà Nội Cuối tháng 2, người dân thủ đô tới hai bên đường đường Bắc Sơn, Hoàng Diệu, Thanh Niên để lưu lại khoảnh khắc nở rộ của hoa ban vốn chỉ có ở Tây Bắc.

Nơi nào có nghề làm cốm là di sản quốc gia?

Cốm là đặc sản mùa thu nổi tiếng của Hà Nội. Một địa danh ở thủ đô có nghề làm cốm được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nơi nào ở Việt Nam đang lưu giữ nhiều Bảo vật quốc gia nhất?

Bảo tàng này ở Hà Nội, hiện lưu giữ đến 20 hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Xã đảo Tân Hiệp còn có tên gọi quen thuộc nào khác?

Là điểm du lịch nổi tiếng ở miền Trung, xã đảo Tân Hiệp được biết đến với một tên gọi phổ biến khác đã có từ lâu.

Song Phúc

Bạn có thể quan tâm