Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Các loại đường truyền thống trong ẩm thực Việt

Trong ẩm thực Việt có các loại đường được làm ra theo lối truyền thống như đường bát, đường phổi, đường mạch nha, đường thốt nốt...

1. Loại đường trong ảnh là?

  • Đường bát
  • Đường tinh luyện
  • Đường cát

Đường bát được biết đến là sản phẩm truyền thống làm từ cây mía ở Quảng Nam. Đường được nấu lên rồi rót ra bát thiết, chờ nguội và cứng lại thì thu được thành phẩm có hình dáng như khuôn, màu nâu sẫm. Để dễ lấy được tán đường khỏi bát, người ta thường thoa một lớp dầu phộng (dầu phụng) vào bát trước khi rót. Đường bát là nguyên liệu không thể thiếu để làm món bánh tổ truyền thống trong ngày Tết ở xứ Quảng. Tại TP.HCM, bạn có thể tìm mua đường bát tại chợ phường 11 ở đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, thường được quen gọi là chợ Bà Hoa. Ảnh: Liêu Lãm.

cac loai duong anh 1

2. Loại đường thường được người Việt chuộng sử dụng để nấu chè?

  • Đường nho
  • Đường cỏ ngọt
  • Đường phèn

Đường phèn (nguyên liệu ở khay chính giữa trong ảnh) ở dạng kết tinh trong suốt, tựa như những thỏi thạch anh lấp lánh, nổi tiếng với vị ngọt thanh. Loại đường này có 2 dạng chính là đường phèn vàng và đường phèn trắng. Chính nhờ vị ngọt thanh mà không gắt, đường phèn thường được người Việt sử dụng để nấu các món chè, các món nước giải khát, hay cho vào nấu nước dùng của các món sợi... Ảnh: Trangpinkyy.

cac loai duong anh 2

3. Loại đường nào được nhắc đến trong câu ca sau: "Ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng đường bông, thơm ngon ..."?

  • Đường phổi
  • Đường tinh luyện
  • Đường kính

Dân gian có câu ca: "Ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng đường bông, thơm ngon đường phổi". Đường phổi được nấu đông đặc thành những khối đường màu vàng mật đậm đà, có thể từng miếng như hình lá phổi hoặc ở dạng viên vuông vức. Ngoài sử dụng để chế biến các món ăn, đường phổi còn được nhâm nhi với trà, để vị ngọt ngào của đường hòa quyện với vị đăng đắng, chát chát của trà một cách thú vị. Ảnh: Duongphenvaduongphoiquangngai.

cac loai duong anh 3

4. Một loại đường dạng lỏng truyền thống ở Việt Nam?

  • Đường ngô
  • Đường mạch nha
  • Đường yên

Đường mạch nha, hay mạch nha, kẹo mạch nha, được xem là một loại đường dạng lỏng truyền thống ở Việt Nam, thường được làm từ gạo nếp và mộng lúa. Đường mạch nha có màu vàng hổ phách óng ả, dẻo mà không dai, vị ngọt thanh, thoang thoảng mùi hương nếp. Người ta thường phết mạch nha lên bánh tráng nướng, thêm dừa sợi, rồi kẹp lại và thưởng thức. Ảnh: Machnhatruyenthong.

cac loai duong anh 4

5. Địa danh nào được nhắc đến trong câu ca: "Ai về ... quê ta/ Mía ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn/ Mạch nha, đường phổi, đường phèn/ Kẹo gương thơm ngọt, ăn quen lại ghiền"?

  • Ninh Thuận
  • Quảng Ngãi
  • Thanh Hóa

Dân gian có câu: "Ai về Quảng Ngãi quê ta/ Mía ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn/ Mạch nha, đường phổi, đường phèn/ Kẹo gương thơm ngọt, ăn quen lại ghiền". Quảng Ngãi từ lâu được biết đến là xứ sở của nghề trồng mía, nấu đường, với những làng nghề nổi tiếng trăm năm. Mạch nha, đường phổi, đường phèn... là những đặc sản du khách có thể mua về làm quà khi đến Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Tuấn.

cac loai duong anh 5

6. Vùng Bảy Núi ở tỉnh nào nổi tiếng với đường thốt nốt?

  • Tiền Giang
  • An Giang
  • Kiên Giang

Đồng bào Khmer ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi) thuộc hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn ở An Giang có nghề sản xuất đường thốt nốt nổi tiếng, cho các loại thành phẩm như đường chảy, đường viên, đường bột. Người ta cắt phần đầu bông (hoa) thốt nốt (có người gọi là cắt đầu vòi bông, cắt cuống bông...), hứng lấy nước thốt nốt rồi nấu lên thành đường, và phải thường nấu ngay để nước tránh bị chua. Trung bình khoảng 5-10 lít nước thốt nốt sẽ thu về khoảng một kg đường. Ảnh: Ngọc Trinh.

cac loai duong anh 6

7. Nếu không có dịp về vùng Bảy Núi, bạn có thể tìm mua đường thốt nốt ở đâu?

  • Chợ Châu Đốc ở An Giang
  • Chợ Campuchia ở TP.HCM
  • Cả 2 đều đúng

Nếu không có dịp về vùng Bảy Núi, bạn có thể tìm mua đường thốt nốt ở chợ Châu Đốc tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang - nơi tập trung nhiều đặc sản địa phương như các loại khô, mắm, thốt nốt..., hoặc ở chợ Campuchia - cách gọi quen thuộc của chợ truyền thống Lê Hồng Phong tại quận 10, TP.HCM. Trong ẩm thực Nam Bộ, đường thốt nốt được sử dụng để chao mắm, kho cá, nấu chè, làm bánh... Ảnh: Thamhiemmekong.

Bánh bò thốt nốt ở An Giang Miếng bánh màu vàng bình dị với hương dừa thơm ngon là món ăn du khách nên thử khi đặt chân tới An Giang.

Nem rán, ram, chả giò trong ẩm thực Việt

Nem rán miền Bắc, ram miền Trung hay chả giò miền Nam mang nhiều nét tương đồng, nhưng cũng có sự khác biệt độc đáo.

Điểm khác biệt của những món bánh ở Hội An

Ẩm thực Hội An (Quảng Nam) có những món bánh cùng tên với các địa phương khác, song khi thưởng thức bạn mới thấy điểm khác biệt của nó.

Đặc sản nấm mùa thu ở xứ Huế?

Loại nấm này thường có vào mùa thu, vị đăng đắng nhưng lại hấp dẫn không ít người.

Song Phúc

Bạn có thể quan tâm