Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thấy gì từ việc người châu Âu đuổi khách du lịch?

Theo chuyên gia, người dân nhiều thành phố tại châu Âu không có hiềm khích với du khách. Họ đơn giản đang bất mãn khi không nhận thấy lợi ích gì cho mình khi ngành du lịch phát triển tại địa phương.

Các cuộc biểu tình tuần trước chống lại du lịch ở quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Ảnh: @Willy Veleta.

Đầu tháng 7, đoàn người biểu tình diễu hành qua các khu trung tâm ở Barcelona (Tây Ban Nha), phun nước vào khách du lịch và hô vang "hãy về nhà".

Cũng tại Tây Ban Nha, người dân trên đảo Mallorca có hành động tương tự. Họ cho rằng cách chính quyền khai thác du lịch khiến "làm người lao động nghèo đi và chỉ làm giàu cho thiểu số".

Phản đối

Lý do chính cho các cuộc biểu tình là tình trạng gia tăng giá thuê nhà và giá mua nhà đất. Các hộ kinh doanh thà dành đất xây khách sạn hoặc cho du khách thuê, khiến giấc mơ sở hữu nhà của người dân ngày càng ngoài tầm với.

Carlos Ramirez, giáo viên của một trường học ở Barcelona, dành toàn bộ tiền tiết kiệm nhiều năm để một mua ngôi ở trung tâm. Tuy nhiên, anh lo sợ sẽ không thể bám trụ lâu ở thành phố bởi giá sinh hoạt ngày càng tăng vọt.

"Nhưng cách duy nhất để bạn có thể sinh tồn ở Barcelona giờ đây là phải ở ghép với 2-4 người", anh nói với CNN.

Tình trạng trên cũng xảy ra ở Nam Âu, nơi có nhiều thành phố là điểm đến du lịch mùa hè. Người dân cho rằng ngành du lịch đại chúng là nguyên nhân chính đẩy chi phí tiêu dùng tăng cao.

Jaume Collboni, thị trưởng thành phố Jaume Collboni, cho biết tại Barcelona, ​​giá thuê nhà đã tăng 68% trong một thập kỷ qua. Tình hình này cũng tương tự ở nhiều thành phố khác tại châu Âu.

chau Au anh 1

Thông điệp "du khách về đi" được viết lên tường ở Tây Ban Nha. Ảnh: Guardian.

Ngoài biểu tình, một số người dân còn thực hiện các biện pháp cực đoan để lên tiếng. Cụ thể, vào tháng 4, người dân quần đảo Canary của Tây Ban Nha kêu gọi tuyệt thực để phản đối du lịch quá mức.

Biểu tình leo thang vào ngày 6/7 khi người dân bắt đầu bắn súng nước vào du khách để phản đối. Sự việc này thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

Gom góp sự oán giận

Antje Martins, chuyên gia về du lịch bền vững đến từ Đại học Queensland, cho biết tác động về mặt danh tiếng của những cuộc biểu tình có thể ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của khách.

"Một số du khách đang e sợ Barcelona. Họ không muốn đến tham quan vì sợ hãi", cô nói.

Tuy nhiên, Eduardo Santander, Tổng giám đốc điều hành Ủy ban Du lịch châu Âu, cho rằng những sự cố như cuộc biểu tình ở Barcelona là trường hợp "cá biệt" và "không phản ánh toàn bộ thức tế của tình hình du lịch Tây Ban Nha hay châu Âu".

Chuyên gia tin rằng đây không phải là cuộc xung đột giữa khách du lịch và người dân địa phương. “Đối với tôi, chúng là sự phản ánh rộng hơn về ngành du lịch không được quản lý bền vững”, cô nói.

Cô nói thêm: "Khi tôi chứng kiến ​​những cuộc đụng độ của người dân địa phương phản đối du lịch, tôi nghĩ đó là sự phản ánh. Họ không hài lòng vì không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ ngành du lịch mà họ nhìn thấy".

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Olympic có 'cứu' được ngành du lịch Paris?

Thế vận hội được cho là đã mang lại tín hiệu kinh doanh khởi sắc cho nhiều khách sạn, nhà hàng tại Paris, tuy nhiên chưa đạt con số họ kỳ vọng.

Khỉ ở khu du lịch Trung Quốc đánh khách

Con khỉ lao tới giật đồ ăn khiến một cậu bé ngã nhào. Sự việc xảy ra tại núi Nga Mi, một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm