Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Thầy giáo được suy tôn là nhà bác học của người Việt

Ông là một trong những nhà giáo ưu tú, có kiến thức uyên bác, được hậu thế suy tôn là nhà bác học của người Việt.

Thay giao nuoc Viet anh 1

Câu 1. Nhà giáo nào được suy tôn là nhà bác học của nước ta thời phong kiến?

  • Chu Văn An
  • Lương Thế Vinh
  • Lê Quý Đôn
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm

Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, trong lịch sử phong kiến Việt Nam, 2 danh nhân được hậu thế suy tôn là nhà bác học của người Việt là Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú. Trong đó, Lê Quý Đôn vừa là đại thần của nhà Hậu Lê, vừa là nhà giáo lớn của dân tộc.

Thay giao nuoc Viet anh 2

Câu 2: Lê Quý Đôn còn có tên khác là…?

  • Lê Doanh Phương
  • Lê Duy Mật
  • Lê Duy Kỳ
  • Lê Duy Diêu

Theo sách “Kể chuyện thần đồng Việt Nam”, nhà giáo Lê Quý Đôn (1726-1784) có tên lúc nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê ở làng Diên Hà, huyện Diên Hà (Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Thay giao nuoc Viet anh 3

Câu 3. Ông từng thi đỗ...?

  • Trạng nguyên
  • Bảng nhãn
  • Thám hoa
  • Hoàng giáp

Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Lê Quý Đôn nổi tiếng là thần đồng, 3 lần đỗ đầu trong các kỳ thi nho học. Năm 26 tuổi, ông thi đỗ bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy trạng nguyên, ông chính là người đỗ đầu.

Thay giao nuoc Viet anh 4

Câu 4. Khi còn nhỏ, ông nổi tiếng bởi…?

  • Trí thông minh
  • Tinh nghịch
  • Tài ứng đối
  • Cả 3 đáp án trên

Theo sách “Kể chuyện thần đồng Việt Nam”, ngay từ khi còn nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng thông minh, có trí nhớ tốt, đồng thời cũng rất tinh nghịch.

Thay giao nuoc Viet anh 5

Câu 5. Lê Quý Đôn giúp nước ta xoá bỏ tục lệ nào khi đi sứ phương Bắc?

  • Lệ cúng người vàng
  • Lệ quỳ lạy
  • Miệt thị trong cách xưng hô
  • Cả 3 người trên

Theo sách “Kể chuyện sứ thần Việt Nam”, trên đường đi sứ, thấy quan lại nhà Thanh gọi đoàn sứ của nước ta là "di quan, di mục" (quan lại mọi rợ), ông đã viết thư cho Tổng đốc Quảng Châu phản đối, từ đấy họ thay đổi, gọi là "An Nam cống sứ".

Thay giao nuoc Viet anh 6

Câu 6. Lê Quý Đôn từng khiến sứ bộ nước nào phải khâm phục, khen ngợi?

  • Nhật Bản
  • Triều Tiên
  • Mông Cổ
  • Ba Tư

Theo sách “Kể chuyện sứ thần Việt Nam”, khi gặp đoàn sứ thần Triều Tiên, Lê Quý Đôn làm thơ và cho họ xem ba tác phẩm của mình là "Thánh mô hiền phạm lục", "Quần thư khảo biện" và "Tiêu Tương bách vịnh" khiến họ phải tôn trọng, khen ngợi. Đề đốc Quảng Tây Chu Bội Liên nói với Lê Quý Đôn rằng: “Nước tôi có nhiều nhân tài, nhưng những người có tài như sứ quân chỉ có một vài người”.

Thay giao nuoc Viet anh 7

Câu 7. Tên bộ sách Lê Quý Đôn để lại cho đời sau?

  • Đại Việt thông sử
  • Phủ biên tạp lục
  • Thư kinh diễn nghĩa
  • Cả 3 tác phẩm trên

Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, Lê Quý Đôn là nhà bác học ham học, ham đọc, ham viết. Sinh thời, ông gần như lĩnh hội được hết kiến thức đương thời. Ông để lại cho hậu thế 40 bộ sách đồ sộ, trong đó có 3 tác phẩm trên.

Trường đại học gần 1.000 năm của người Việt

Được xây dựng gần 1.000 năm trước, trường đại học đầu tiên của người Việt là nơi đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.


 

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm