Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thầy hát rap Vật Lý: 'Tôi không muốn nổi tiếng'

“Ba mẹ tôi đều là giáo viên nên trong mắt họ thầy giáo phải luôn nghiêm túc, phải giữ hình tượng đẹp thay vì… đọc rap giảng bài cho học trò” - thầy giáo 24 tuổi hát rap Vật Lý tâm sự.

Thầy hát rap Vật Lý: 'Tôi không muốn nổi tiếng'

“Ba mẹ tôi đều là giáo viên nên trong mắt họ thầy giáo phải luôn nghiêm túc, phải giữ hình tượng đẹp thay vì… đọc rap giảng bài cho học trò” - thầy giáo 24 tuổi hát rap Vật Lý tâm sự.

>> Thầy hát rap giảng Vật Lý náo động cư dân mạng

"Quậy" cho học trò bớt "quậy"

“Bài rap Vật Lý được các em học sinh truyền tay nhau nghe rồi đưa lên mạng chứ tôi chưa hề giảng bài trên lớp bằng cách đọc rap như thế này”.

Sợ hiểu nhầm tung bài "rap vật lý" lên mạng để nổi tiếng, thầy Bùi Như Lạc, giáo viên dạy Lý trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) giãi bày sau khi bài rap của thầy được đăng tải trên các diễn đàn gây xôn xao cư dân mạng.

Thầy Lạc cho biết, thực ra bài rap với nhan đề “Teacher or rapper” được thầy sáng tác từ năm 2009. Không chỉ bài này, thầy Lạc còn sáng tác đến… 7 bài rap với nội dung về môn Vật Lý.

“Vật Lý không chỉ là môn học có chương trình nặng mà còn khó nuốt khiến học sinh cảm thấy rất mệt mỏi, tiếp thu bài không hiệu quả” - thầy Lạc nói.

Thầy Lạc thật thà nói: "Phương pháp chuyên môn thì thầy cô nào cũng như nhau, nhưng có lẽ cách truyền đạt của tôi chưa làm học sinh hứng thú, hoặc do tôi thường không ép các em học thuộc lòng, trả bài hàng ngày nên học sinh… không sợ. Mỗi lần thi, tôi đều ôn bài cho các em rất kỹ và luôn cố gắng hết mình nhưng không hiểu sao kết quả bài thi của các em lại… trung bình".

“Đôi lúc cảm thấy mình bế tắc, buồn học trò lười học nên đành sáng tác bài rap này xem như nguồn động viên chính mình thôi” - người thầy giáo trẻ có nụ cười hiền lành bộc bạch.

"Cái khó ló cái khôn", thầy bèn nghĩ ra cách “quậy” cho học trò bớt "quậy". “Quậy” theo quan điểm của thầy giáo trẻ là hồn nhiên, tinh nghịch kiểu học trò với mong muốn "học trò hiểu bài một chút, nhớ bài lâu một chút và… thương thầy mà học chăm một chút".

Và cách “quậy” bằng việc đọc rap dạy vật lý đối với nhiều học sinh dường như rất mới mẻ, hứng thú tuy đây là phương pháp không chính thống, chưa được ai sử dụng bao giờ.

Hỏi thầy "sau khi “nổi”, cuộc sống ra sao?", thầy giáo trẻ cười hiền: "Trong lớp, học sinh đã quen với bài rap của tôi, cứ gặp thầy, học sinh lại nghêu ngao “Tôi đây là thầy giáo, hôm nay thầy đứng đây, cầm mic rồi rap lên bài này, cho các em hiểu thế nào là physic”.

Học trò trong trường rủ nhau xin… chữ ký nhưng gia đình không bằng lòng. "Ba mẹ tôi đều là giáo viên nên trong mắt họ thầy giáo phải luôn nghiêm túc, phải giữ hình tượng đẹp thay vì… đọc rap giảng bài cho học trò” - thầy Lạc nói.

Thầy hát rap Vật Lý: 'Tôi không muốn nổi tiếng'

Nụ cười hiền lành của thầy giáo trẻ muốn học trò bớt quậy... bằng cách sáng tác rap dạy vậy lý.

Sáng tác "rap Vật Lý" vì buồn học trò lười

"Phương pháp giảng dạy truyền thống đọc chép đã khiến học sinh nản buộc thầy giáo trẻ phải tìm đến cách giảng mới?". Thầy Lạc cho rằng, thực ra không phải đọc rap dạy Vật lý mà thầy chỉ truyền tâm sự của mình đến học trò qua lời bài rap tự thu này.

“Bài rap tôi thu không phải để dạy trên lớp mà chỉ mong các em học sinh đọc nó, nghe hiểu rồi thuộc luôn những kiến thức trong đó. Chứ chương trình vật lý nhiều vậy không thể đưa hết vào bài rap được. Chưa kể, sáng tác các bài rap có “kèm” kiến thức vật lý phải suy nghĩ kỹ và chỉ làm được khi có cảm hứng".

Và thầy Lạc thừa nhận mình sáng tác các bài rap này trong tâm trạng của người thầy buồn vì học trò được điểm thấp dù luôn cố gắng truyền đạt hết kiến thức...

Thầy hát rap Vật Lý: 'Tôi không muốn nổi tiếng'

Nhiều học sinh cho biết rất tâm đắc với màn "chửi khéo" của thầy bằng rap, nhớ lâu kiến thức và cũng... thương thầy nhiều hơn.

Ngay cả thầy Lạc vẫn chưa biết ai là “tác giả” đã đưa bài rap của mình lên mạng vì bài rap này chỉ được lưu hành “nội bộ” sau khi thầy trò nghêu ngao đọc trên lớp.

Nguyễn Trí Túc, học sinh lớp 12B15 cho biết, thực ra hồi lớp 10, cậu học rất… tệ môn Vật Lý nhưng nghe thầy Lạc đọc rap riết rồi... nghiền nên học môn này khá hẳn lên và cùng mê rap từ dạo ấy.

Sau mỗi giờ học, đám học trò lại chọc thầy bằng cách nghêu ngao nhại lại giọng đọc “nghiệp dư” của thầy mình.

Dần dần, đám học trò lớp 11 đều thuộc lòng bài rap “Tôi đây là thầy giáo, hôm nay thầy đứng đây, cầm mic rồi rap lên bài này, cho các em hiểu thế nào là physic”… Nhiều học sinh nói mình thuộc bài hơn và bỗng dưng… yêu môn Lý hơn nhờ thầy đọc rap.

Thầy Phạm Đức Hùng, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) nói: “Tôi ủng hộ mọi biện pháp mang lại lợi ích cho học sinh. Tuy nhiên, ở trong môi trường giáo dục, biện pháp đổi mới giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn cũng phải hướng theo cách phù hợp với văn hóa và mang tính thẩm mỹ. Mặc dù tôi không hiểu lắm về nhạc rap, nhưng nếu phương pháp này có lợi thực sự, được kiểm định qua thực tế thì tôi sẽ ủng hộ. Và đó cũng là phương pháp sáng tạo đó chứ! Nhưng ngôn từ khi đưa vào bài hát nên trau chuốt để người nghe có thể chấp nhận được".

Nói về thầy giáo trẻ Bùi Như Lạc, thầy Hùng cho biết khi còn đi học, Như Lạc là một học sinh xuất sắc. Từ khi về trường, thầy Lạc là giáo viên năng nổ, nhiệt tình với học sinh và với nhiều hoạt động ở trường.

Theo Vietnamnet

Theo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm