Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thế hệ không cưới, không đẻ, chỉ nuôi thú cưng

Người trẻ Trung Quốc ngày càng ưa chuộng lối sống một mình, thúc đẩy nền kinh tế độc thân. Họ tạo ra tranh cãi khi đi ngược lại kỳ vọng của xã hội.

Người trẻ Trung Quốc không muốn lập gia đình, thúc đẩy nền kinh tế độc thân. Ảnh: Jv Franes.

Sophia Chu (29 tuổi) là trường hợp hiếm hoi trong số bạn bè đồng trang lứa quan tâm đến chuyện kết hôn. Những người bạn sinh sống ở Thượng Hải (Trung Quốc) của cô đều theo đuổi lối sống độc thân.

Họ tập trung xây dựng sự nghiệp, có sở thích riêng, yêu thích cuộc sống độc lập hơn các mối quan hệ lãng mạn truyền thống.

Theo Jacob Cooke, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành công ty giải pháp tiếp thị WPIC Marketing & Technologies, người trẻ tại Trung Quốc sẵn sàng chi tiêu nhiều cho sở thích cá nhân, hoạt động giải trí, chăm sóc thú cưng, tham gia các bộ môn thể thao thay vì đầu tư vào hôn nhân, theo Jing Daily.

Gen Z Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc,  song doc than,  nuoi thu cung,  loi song mot minh, nen kinh te doc than anh 1Gen Z Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc,  song doc than,  nuoi thu cung,  loi song mot minh, nen kinh te doc than anh 2
Gen Z Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc,  song doc than,  nuoi thu cung,  loi song mot minh, nen kinh te doc than anh 3

Lối sống độc thân đảo lộn cấu trúc xã hội truyền thống của Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Pexels/Cottonbro Studio.

Mặt trái của lối sống một mình

Trung Quốc là quốc gia chứng kiến tỷ lệ kết hôn và sinh con giảm mạnh trong những thập kỷ gần đây. Người dân của đất nước này ngày càng chuộng lối sống độc thân, biến lựa chọn này thành một trào lưu. Theo nghiên cứu năm 2020, số người chưa kết hôn ở độ tuổi từ 20 đến 49 đạt con số 134 triệu.

Xu hướng sống một mình lan tỏa từ các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc và Nhật Bản đến Trung Quốc.

Theo Tristan McInnis, quản lý đối tác tại chi nhánh Thượng Hải của công ty chiến lược Inner Chapter, thanh niên Trung Quốc ưa thích sống một mình, tôn vinh sự tự do và khao khát di chuyển.

Tuy nhiên, sự lựa chọn này cũng bị cho là đi ngược lại với mô hình xã hội truyền thống của Trung Quốc. Cụ thể, các thành viên gia đình tại quốc gia này đảm nhiệm việc chăm sóc, phụng dưỡng người lớn tuổi.

Chính phủ Trung Quốc cho thấy nỗ lực trong việc khuyến khích người trẻ lập gia đình. Các phần thưởng như tiền mặt và các lợi ích khác được trao tặng cho người dân thực hiện đám cưới. Tỉnh Tứ Xuyên còn cung cấp phúc lợi cho các bà mẹ đơn thân, thể hiện chính sách khuyến sinh.

Tuy nhiên, những động thái này không đủ để lay chuyển mong muốn sống một mình của thế hệ trẻ. Những người này sẽ góp phần tạo nên nền kinh tế độc thân có quy mô lớn.

Đến năm 2035, số lượng dân cư trên 60 tuổi ở Trung Quốc có khả năng chiếm đến 30% tổng dân số. Sự thay đổi về nhân khẩu học này có khả năng tác động sâu sắc đến cấu trúc xã hội và nền kinh tế đất nước.

Gen Z Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc,  song doc than,  nuoi thu cung,  loi song mot minh, nen kinh te doc than anh 4Gen Z Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc,  song doc than,  nuoi thu cung,  loi song mot minh, nen kinh te doc than anh 5
Gen Z Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc,  song doc than,  nuoi thu cung,  loi song mot minh, nen kinh te doc than anh 6

Những người phụ nữ ở đô thị lớn ái ngại kết hôn, sinh con. Ảnh minh hoạ: Pexels/John Diez.

Nữ giới là đối tượng chính

Sophia Chu cho rằng nữ giới có khả năng là đối tượng chính của nền kinh tế độc thân. Theo cô, phụ nữ ngày nay không cần một người đàn ông chu cấp, có lối sống độc lập hơn, không có nhu cầu kết hôn vì tài sản của đối phương. Phụ nữ Trung Quốc dần thể hiện quyền lực thông qua nhiều cách thức.

Những lý do dẫn đến quyết định độc thân của phụ nữ Trung Quốc bao gồm năng lực tài chính tăng cao, ảnh hưởng của văn hoá đại chúng, chiến dịch truyền thông của các thương hiệu, khả năng tiếp xúc với nhiều luồng thông tin và chủ nghĩa cá nhân.

Theo Yaling Jiang, nhà sáng lập công ty tư vấn chiến lược ApertureChina, nữ giới tại xứ tỷ dân ưa thích lối sống một mình hơn. Đàn ông ở quốc gia này vốn không có nhiều gánh nặng hôn nhân. Ở xã hội truyền thống như Trung Quốc, phụ nữ phải sinh con, nuôi con, làm việc nhà và chấp nhận sự bất bình đẳng giới.

Yaling Jiang cho rằng những cô gái ở các đô thị lớn nhận ra rằng hôn nhân không mang lại lợi ích gì cho họ, vì thế không nhất thiết phải diễn ra. Đám cưới chỉ cần thiết khi đối phương có cùng giá trị, quan điểm sống với họ.

Gen Z Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc,  song doc than,  nuoi thu cung,  loi song mot minh, nen kinh te doc than anh 7Gen Z Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc,  song doc than,  nuoi thu cung,  loi song mot minh, nen kinh te doc than anh 8
Gen Z Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc,  song doc than,  nuoi thu cung,  loi song mot minh, nen kinh te doc than anh 9

Người trẻ độc thân Trung Quốc sẵn sàng chi trả cho sở thích cá nhân. Ảnh minh hoạ: Pixels/Michael Burrows.

Nền kinh tế độc thân

Ngoài ra, Tristan McInnis cũng nhấn mạnh gánh nặng tài chính đến từ chi phí chăm sóc trẻ em. Chi phí sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, giáo dục gia tăng, dẫn đến sự trì hoãn, thậm chí quyết định không sinh con của người trẻ.

Theo số liệu do Viện nghiên cứu dân số YuWa công bố vào tháng 3, chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ ở Trung Quốc cho đến 18 tuổi là 74.000 USD. Con số này cao gấp 6,3 lần GDP bình quân đầu người tại quốc gia này.

Yaling Jiang khẳng định lối sống độc thân là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội tại Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Người trẻ ở xứ tỷ dân ngày càng cởi mở trong việc khám phá phong cách sống và tiêu dùng mới.

Theo Jacob Cooke, xu hướng trì hoãn kết hôn và sinh con ở người trẻ Trung Quốc tạo ra cho họ cơ hội theo đuổi sở thích, nhu cầu cá nhân. Số lượng người tiêu dùng trẻ ở quốc gia này chi trả cho những món đồ hiệu, sản phẩm xa xỉ ngày càng gia tăng.

Các ngành hàng như thời trang, mỹ phẩm cao cấp thu hút đông đảo khách hàng nữ. Phụ nữ tại quốc gia này ngày càng có trình độ học vấn cao hơn, yêu thích sự tự do và mong muốn đầu tư vào bản thân.

Thế hệ thu nhập thấp mặc đồ như người giàu

"Old money", phong cách của giới thượng lưu vùng bờ Đông nước Mỹ những năm giữa thế kỷ 20, đang quay trở lại và được Gen Z đón nhận.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Hot bac tu trao luu gay tranh cai hinh anh

Hốt bạc từ trào lưu gây tranh cãi

0

"Tradwife" được hiểu là những influencer xây dựng hình tượng bà nội trợ truyền thống, sở hữu cuộc sống trong mơ trên mạng xã hội, thu hút số lượng lớn nhãn hàng hợp tác.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm