Những người Hàn Quốc sinh vào thập niên 1960 là thế hệ cuối cùng có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ theo tiêu chuẩn xã hội. Họ cũng là thế hệ đầu tiên có khả năng sẽ không được con cái chăm sóc do những biến động mạnh mẽ trong cơ cấu dân số.
Theo một cuộc khảo sát được công bố hôm 3/6, cứ 3 người sinh vào thập niên 1960 thì có một người lo sợ về việc bị bỏ rơi và chết một mình, Korea Times đưa tin.
Khảo sát được thực hiện bởi Hankook Research, với 980 người trong độ tuổi 55 đến 64, cho khoảng 50-60% trong số họ vẫn đang chu cấp tài chính cho bố mẹ già hoặc con cái của họ, hoặc cả hai.
772 người được hỏi cho biết còn cha mẹ, 44% trong đó nói rằng vẫn đang hỗ trợ tài chính cho cha mẹ già, chi trung bình khoảng 730.000 won (530 USD) mỗi tháng.
Trong 851 người có con cái, 43% có chu cấp cho con, với mức trung bình 880.000 won (638 USD) mỗi tháng.
15% người được hỏi cho biết vừa phụng dưỡng bố mẹ già, vừa chu cấp tiền cho con cái, với mức chi trung bình 1,64 triệu won.
Cứ 10 người được hỏi thì có 7 người cho biết vẫn đang đi làm để kiếm tiền và 90% nói rằng sẽ tiếp tục làm việc miễn sức khỏe cho phép. Gần một nửa số người được hỏi lo lắng sẽ mất việc làm.
Về lý do tiếp tục đi làm, 37% cho rằng họ vẫn trong độ tuổi lao động, trong khi 29% cho biết họ cần tiền để hỗ trợ gia đình.
Khi được hỏi ai sẽ lo cho họ khi về già, tới 89% những người thuộc thế hệ 6X cho biết họ sẽ tự lo nhưng chỉ có 62% đang chuẩn bị kế hoạch cho các tình huống có thể xảy ra.
Vì đây là thế hệ đầu tiên không được con cái chăm sóc theo tiêu chuẩn xã hội, nên hầu hết họ đều nói rằng rất quan tâm đến vấn đề phúc lợi. 86% cho rằng chính phủ nên mở rộng dịch vụ chăm sóc cho người lớn tuổi và người khuyết tật.
1/3 số người tham gia khảo sát nói rằng có thể sẽ chết một mình. Trong đó, những người có thu nhập dưới 2 triệu won/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,9%.
Kim Yong-ik, người đứng đầu Care for All Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận ở Seoul đã thực hiện cuộc khảo sát, cho biết: "Nhóm sinh vào những năm 1960 có phần khác biệt so với các thế hệ lớn tuổi hiện tại về các khía cạnh văn hóa và kinh tế. Chính phủ nên tập trung nhiều hơn vào đặc điểm của nhóm nhân khẩu học này khi quyết định hướng đi cho các chính sách chăm sóc".
Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội
Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.