Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm 10.000 người đăng ký hiến mô, tạng sau lời kêu gọi của Thủ tướng

2 tuần sau lời kêu gọi của Thủ tướng "mọi người dân Việt Nam trưởng thành hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần Cho đi là còn mãi"... đã có gần 10.000 người đăng ký.

PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế), cho biết hưởng ưng lời kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại chương trình "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi" ngày 19/5: mọi người dân Việt Nam trưởng thành hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "Cho đi là còn mãi...", thống kê của các đơn vị cho biết đến nay đã có gần 10.000 người đăng ký hiến mô, tạng.

Trong số này có hàng nghìn cán bộ y tế đang công tác tại các bệnh viện trên nhiều vùng miền của cả nước. Mới đây nhất, ngày 31/5, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phát động chương trình "Đăng ký hiến mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi".

Đây là sự kiện nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về hiến mô, tạng, thắp lên ngọn lửa nhân ái và nhân rộng thêm những hành động cao quý, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người.

dang ky hien mo tang anh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đăng ký hiến tặng mô, tạng và nhận thẻ đăng ký từ Chủ tịch Hội vận động hiến tặng mô tạng, bộ phận cơ thể người Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến.

Ngay sau chương trình, đã có khoảng 100 người, trong đó có Ban Giám đốc Bệnh viện, các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của Bệnh viện đăng ký hiến mô, tạng để tiếp tục lan tỏa sâu rộng nghĩa cử cao đẹp "Cho đi là còn mãi".

Trước đó, chiều 29/5, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) tổ chức lễ phát động đăng ký hiến mô, tạng với chủ đề "Cho đi là còn mãi" nhằm kêu gọi sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc xây dựng nguồn tạng hiến để cứu chữa người bệnh và phục vụ nền y học.

Ngay tại lễ phát động nhiều đại biểu có mặt tại sự kiện đã làm đơn đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết não, trong đó có Phó Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí - Nguyễn Văn Thành cùng hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện và các ban, ngành, đoàn thể tham gia.

Trước đó, đã có một số cơ sở y tế phát động phong trào đăng ký hiến mô, tạng. "Những con số này cho thấy phong trào đăng ký hiến mô, tạng đã lan toả. Tuy nhiên so với nhiều nước có tương đồng về văn hóa trong khu vực, tỷ lệ người đăng ký tham gia hiến mô, tạng của Việt Nam vẫn thấp.

Cùng đó, tỷ lệ hiến mô tạng của người cho chết não tại Việt Nam cũng thấp, có đến 94% người hiến mô, tạng là người cho sống", PGS.TS Đồng Văn Hệ nói.

Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết thêm, Malaysia có 34 triệu dân nhưng có đến 156 bệnh viện tham gia vào mạng lưới vận động hiến mô, tạng. Việt Nam hiện mới có hơn 60 bệnh viện tham gia vào mạng lưới này, trong khi chúng ta hiện có hơn 100 triệu dân.

"Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng mạng lưới các bệnh viện tổ chức đăng ký hiến mô, tạng và vận động hiến mô, tạng với những trường hợp chết não, phấn đấu làm sao mở rộng càng nhiều càng tốt, để nâng số người đăng ký hiến mô tạng và vận động người cho chết não", PGS.TS Đồng Văn Hệ chia sẻ.

dang ky hien mo tang anh 2

Y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đăng ký hiến mô, tạng.

Phát biểu tại chương trình "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi" ngày 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hiến mô, tạng là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác.

Ở Việt Nam, đã có hàng nghìn người đã được ghép tạng thành công, được cứu sống nhờ sự sẻ chia, nhân ái của những tấm lòng cao đẹp.

Thủ tướng bày tỏ: Chúng ta rất xúc động được biết, hiện nay Việt Nam đã có hàng nghìn người đã hiến mô, tạng và khoảng hơn 86.000 người đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời. Đây là minh chứng sống động cho sự nhận thức, tình thương và lòng nhân ái ngày càng được lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong xã hội về hiến tạng cứu người - một nghĩa cử cao đẹp.

Thủ tướng Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những băn khoăn, trăn trở do số lượng ca ghép tạng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn hiến tạng sau chết/chết não còn rất hạn chế; việc huy động nguồn lực và các cơ chế, chính sách liên quan đến ghép tạng còn hạn chế, bất cập; đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ, nhân viên y tế trong lĩnh vực ghép tạng chưa nhiều; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa thực sự đầy đủ, đáp ứng yêu cầu…

Phát huy truyền thống "tương thân tương ái" tốt đẹp của dân tộc ta, với mong muốn nhận thức và tinh thần hiến tạng cứu người tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa trong xã hội, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "Cho đi là còn mãi", một người có thể cứu nhiều người.

Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã có thư gửi các thầy thuốc, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành y tế.

Để con được ốm

Từ những tình huống, câu chuyện cụ thể, giải đáp của bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn hóa giải những hiểu lầm từ kinh nghiệm nuôi con dân gian truyền lại. Sách cũng lý giải một cách khoa học những thông tin chưa đúng đắn đang được lưu truyền hiện nay, mang đến góc nhìn đúng cho mỗi hiện tượng, sự việc với những kiến thức y khoa hiện đại.

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…

Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị khoa học.

Người đàn ông nhập viện sau khi ăn thịt lợn

8 giờ sau khi ăn thịt lợn, người đàn ông bắt đầu nôn nhiều, tiêu chảy liên tục, hoa mắt, chóng mặt, vào viện điều trị trong tình trạng nguy kịch.

https://suckhoedoisong.vn/them-gan-10000-dang-ky-hien-mo-tang-sau-loi-keu-goi-cua-thu-tuong-169240604095459145.htm

Thái Bình / Sức Khỏe & Đời Sống

Bạn có thể quan tâm