Tính từ 18h ngày 21/8 đến 18h ngày 22/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.214 F0 mới gồm 6 người nhập cảnh và 11.208 trường hợp ghi nhận trong nước. Trong số này, 6.387 ca được phát hiện tại cộng đồng.
Hai tỉnh, thành có nhiều ca mắc gồm: TP.HCM (4.193), Bình Dương (3.795).
Những nơi có số ca mắc gồm 3 chữ số: Đồng Nai (849), Tiền Giang (709), Long An (365), Đà Nẵng (183), Khánh Hòa (160), Đồng Tháp (142), Bà Rịa - Vũng Tàu (107).
19 tỉnh, thành có số ca mắc gồm 2 chữ số: Cần Thơ (97), Tây Ninh (83), An Giang (69), Nghệ An (68), Vĩnh Long (49), Bình Thuận (47), Đắk Nông (39), Trà Vinh (39), Phú Yên (38), Bình Định (20), Hà Tĩnh (20), Quảng Nam (16), Kiên Giang (15), Sơn La (15), Đắk Lắk (12), Bắc Ninh (11), Hà Nội (11), Gia Lai (10), Cà Mau (10).
Những tỉnh còn lại gồm: Hậu Giang (7), Lào Cai (6), Bắc Giang (6), Ninh Thuận (5), Lạng Sơn (5), Quảng Ngãi (3), Quảng Trị (3), Thái Bình (1).
Ngoài ra, ngày 22/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Sóc Trăng đăng ký bổ sung 138 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19.
Ngày 21-22/8, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 737 ca tử vong.
Họ được ghi nhận tại TP.HCM (599), Bình Dương (62), Đồng Nai (25), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (11), Cần Thơ (4), Long An (4), Hà Nội (2), Bến Tre (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên - Huế (1), Vĩnh Long (1).
Số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến 22/8 là 8.277, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 348.059 ca nhiễm, đứng thứ 68/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.540 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 343.972 người, trong đó, 144.893 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
Trong buổi làm việc trực tuyến với 26 đơn vị sản xuất oxy y tế, Bộ Y tế đề nghị các nhà sản xuất, cung ứng oxy y tế tăng cường năng lực sản xuất, rà soát chuẩn bị, sẵn sàng các điều kiện cung ứng oxy y tế đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp.
Các chuyên gia nhận định nếu các cơ sở y tế không chuẩn bị sẵn sàng các phương án lắp bồn oxy lỏng, dự phòng chai chứa (loại 8, 10, 40 l), bình XL45/ DPL650, hệ thống khí oxy trung tâm cùng các thiết bị đầu cuối và thiết bị phụ trợ sử dụng liên quan..., khi lượng bệnh nhân mắc Covid-19 tăng cao, chúng ta sẽ không kịp tiếp nhận, điều trị, nguy cơ tử vong rất lớn.
"Nếu không chuẩn bị tốt, có phương án sẵn sàng và khả thi, chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt, gián đoạn cung ứng oxy y tế trong điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các thời điểm số ca mắc tăng cao", ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, cho biết.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.