Sáng 17/6, theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, thành phố đang triển khai đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 thứ 3, bắt đầu từ ngày 3/6. Trong vòng 24 giờ qua, 6.064 người được tiêm (2.192 người tiêm mũi 1; 3.872 người tiêm mũi 2).
Như vậy, tính từ ngày 3/6 đến nay, thành phố đã tiêm cho 18.200 người, trong đó, số người tiêm mũi 1 là 13.450 người; mũi 2 là 4.750 người. Các trường hợp có phản ứng sau tiêm được theo dõi, tất cả đều ổn định.
Các trường hợp được ưu tiên tiêm tại TP.HCM đợt này là nhân viên tại các cơ sở y tế; ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 các cấp; người làm việc tại khu cách ly, sinh viên của trường y tình nguyện hỗ trợ ngành y tế, nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu như làm việc tại sân bay, cảng biển và một số bệnh nhân điều trị nội trú...
Đến nay, TP.HCM được nhận 140.000 liều vaccine phòng Covid-19, 66.558 người được tiêm mũi 1, 14.051 người được tiêm đủ 2 mũi.
TP.HCM triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho nhân viên y tế. Ảnh: Chí Hùng. |
Trước đó, từ 8/3 đến nay, thành phố đã hoàn tất 2 đợt tiêm chủng. Trong đó, đợt 1 (8/3-19/4) có 9.155 nhân viên y tế tại 73 cơ sở y tế công. Đợt 2 (19/4-23/5) đã tiêm cho 64.416 người (55.512 người tiêm mũi 1; 8.904 người tiêm mũi 2).
Ngoài ra, tối qua, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TP.HCM, cho biết Bộ đã chuyển khẩn cho thành phố 800.000 liều vaccine để mở rộng chiến dịch tiêm chủng.
Thứ trưởng cũng đánh giá TP.HCM có năng lực tiếp nhận vaccine Covid-19 cao nhất cả nước. Với 800.000 liều, các kho chứa của Viện Pasteur TP.HCM có năng lực tiếp nhận, bảo quản số vaccine này.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, TP.HCM là địa phương được ưu tiên phân bổ số lượng lớn nhất cả nước. Ông đề nghị thành phố sớm đẩy nhanh công tác tiêm chủng theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
"Ngoài các trường hợp được ưu tiên theo quy định, thời gian tới, TP.HCM cần tập trung tiêm vaccine cho các công nhân, người lao động ở khu công nghiệp", ông nhấn mạnh.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.