Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm 7 ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển làm giảng viên đề án tiền tỷ

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả tuyển dụng đợt 3 theo đề án VNU350 (chương trình thu hút 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc đến năm 2030).

7 ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển đợt 3 chương trình VNU350. Ảnh: VNUHCM.

Theo thông tin từ nhà trường, đợt 3 có 7 ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia phỏng vấn tại các đơn vị. Bảy tiến sĩ này tốt nghiệp từ các trường đại học ở Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc.

Trong đó, 5 người ứng tuyển vào vị trí giảng viên tại Đại học Bách khoa, gồm ông Nguyễn Văn Hiếu, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Côte d’Azur (UCA, Pháp), có 9 bài báo quốc tế, ứng tuyển vào khoa Kỹ thuật Điện - Điện tử.

Ông Nguyễn Sỹ Ngọc, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), có 26 bài báo quốc tế, ứng tuyển vào bộ môn Thiết kế máy.

Ông Văn Phụng Trường Sơn, tốt nghiệp tiến sĩ tại Carnegie Mellon University (Mỹ), có 5 bài báo quốc tế, ứng tuyển ngành Toán ứng dụng.

Ông Trương Văn Trí Đại, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Ostrava (Cộng hòa Séc), có 10 bài báo trong nước và quốc tế, ứng tuyển vào ngành Toán ứng dụng.

Ông Trần Vương Tùng, tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Ludwig Maximilian München (Đức), ứng tuyển vào lĩnh vực Vật lý hạt nhân.

Một người ứng tuyển làm giảng viên khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, là ông Nguyễn Trọng Thiện, tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Houston (Mỹ), có 17 bài báo trong nước và quốc tế.

Bà Trịnh Kiều Thế Loan ứng tuyển vào làm nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử. Bà Loan tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Gachon (Hàn Quốc), có 56 bài báo quốc tế.

Đại học Quốc gia TP.HCM đề nghị các đơn vị có ứng viên ứng tuyển tiến hành phỏng vấn các ứng viên và báo cáo kết quả về đại học trước ngày 25/10.

Trước đó, đợt 1 và đợt 2 của chương trình VNU350, Đại học Quốc gia TP.HCM tuyển được 21 nhà khoa học.

Chương trình VNU350 nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam.

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ giao đề tài nghiên cứu cho các nhà khoa học với kinh phí tối đa 200 triệu đến 1 tỷ đồng cho 2 năm đầu tiên. Các năm sau, kinh phí đề tài lên tới 1 tỷ đồng đối với nhà khoa học trẻ, hỗ trợ 10-30 tỷ đồng để đầu tư phòng thí nghiệm hay lập nhóm nghiên cứu mạnh.

Bên cạnh chính sách liên quan nghiên cứu, các nhà khoa học còn được hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị - nơi nhà khoa học công tác, bao gồm lương, thưởng, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, nghiên cứu khoa học, khen thưởng đột xuất…

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Tốt nghiệp đại học Mỹ, tiến sĩ sinh năm 1995 về nước gia nhập VNU350

Đại học Quốc gia TP.HCM đưa tin TS Cấn Trần Thành Trung (sinh năm 1995) mới trúng tuyển chương trình VNU350 (chương trình thu hút 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc đến năm 2030).

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm