Câu 1. Nam Tào và Bắc Đẩu được Ngọc Hoàng giao trọng trách gì?
Theo truyện cổ tích Việt Nam, Nam Tào và Bắc Đẩu là 2 vị thần giữ sổ sinh tử, đầu thai của con người theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Nam Tào giữ sổ sinh, Bắc Đẩu giữ sổ tử, luôn ở cạnh Ngọc Hoàng. Nam Tào ở bên tả (phương Nam), Bắc Đẩu ở bên hữu (phương Bắc). |
Câu 2. Đền thờ Nam Tào và Bắc Đẩu hiện ở tỉnh nào của nước ta?
Theo truyền thuyết, xưa kia, Nam Tào và Bắc Đẩu là anh em sinh đôi. Sau khi chết, họ về trời mới được phong thần. Theo Cổng thông tin du lịch Hải Dương, hiện nay, đền thờ Nam Tào nằm trên núi Dược Sơn, đền thờ Bắc Đẩu ở núi Bắc Đẩu, thuộc thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương. Hai ngôi đền này được xây dựng từ thời nhà Trần (1225-1400). |
Câu 3. Đền thờ Nam Tào, Bắc Đẩu nằm trong khu du tích nào?
Theo Cổng thông tin điện tử Hải Dương, đền thờ Nam Tào, Bắc Đẩu nằm trong quần thể khu di tích Vạn Kiếp. Đây chính là thái ấp, nơi ở của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Hiện nay, các hoạt động lễ hội của đền thờ Nam Tào, Bắc Đẩu gắn liền hoạt động của lễ hội đền Kiếp Bạc. |
Câu 4. Thị xã Chí Linh từng là quê hương của thầy giáo nào?
Nguyễn Phi Khanh là nhà giáo thời Trần, cha của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Ông quê ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Về sau mới chuyển sang sinh sống ở vùng Thường Tín (Hà Nội). Đây cũng là nơi thầy Chu Văn An thời Trần đã từ quan quy ẩn. |
Câu 5. Tên một ngôi chùa nổi tiếng ở Chí Linh?
Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Nổi bật trong khu di tích là chùa Côn Sơn, có tên tự Thiên Tư Phúc, tục gọi là chùa Hun, được khởi dựng từ thời Trần, xếp hạng di tích quốc gia năm 1962, hiện còn bảo lưu được những dấu ấn kiến trúc từ thế kỷ 14-19 và nhiều bia ký, trong đó đặc biệt có bia “Thanh Hư động” thời Trần (thế kỷ XIV) được công nhận là bảo vật Quốc gia vào năm 2015. |
Câu 6. Ngũ Nhạc Linh từ là danh thắng nào ở Côn Sơn?
Theo Cổng thông tin điện tử Hải Dương, Ngũ Nhạc linh từ được xây dựng trên núi Ngũ Nhạc thuộc khu di tích danh thắng Côn Sơn. Núi Ngũ Nhạc trải từ Bắc xuống Nam với chiều dài hơn 4 km, ngọn cao nhất 238m, có 5 đỉnh. Trên các đỉnh núi này, người xưa cho xây 5 miếu thờ thần Ngũ phương nên gọi là “Ngũ Nhạc linh từ”. |
Câu 7. Núi Ngũ Nhạc có đền thờ của danh nhân nào?
Đền Nguyễn Trãi tên chữ là Ức Trai linh từ, được khởi công xây dựng năm 2000, hoàn thành năm 2002, tọa lạc dưới chân núi Ngũ Nhạc, có diện tích trên 10.000m2, lưng tựa Tổ sơn Ngũ Nhạc. Cùng kiến trúc đặc sắc, đền chính còn lưu giữ những bức hoành phi, câu đối, nội dung thể hiện tâm hồn, khí phách cao đẹp, tài năng, công đức lớn lao của Nguyễn Trãi và tấm lòng thành kính, biết ơn của hậu thế đối với ông. |
Câu 8. Điền từ còn thiếu vào câu “Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng… bên tai”?
Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai / Côn Sơn có đá rêu phơi / Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. Đây là 4 câu thơ trong "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi, miêu tả vẻ đẹp của danh thắng này. |