Trong dự thảo Quy chế tuyển sinh Bộ GD&ĐT vừa công bố để lấy ý kiến rộng rãi, điểm đáng chú là sẽ bỏ điểm sàn trong tuyển sinh ĐH.
Trong đó, điều kiện cần là thí sinh tốt nghiệp THPT, còn điều kiện đủ do các trường quy định. Ngoài ra, thí sinh có thể lựa chọn thoải mái số lượng nguyện vọng khi tham gia xét tuyển, thay vì giới hạn các nguyện vọng như trước đây.
![]() |
Học sinh phải cân nhắc điền nguyện vọng trước kỳ thi. |
Về hai điểm này, TS Trần Đình Lý - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP.HCM - đánh giá: Việc bỏ điểm sàn sẽ có hai mặt.
Thứ nhất, sẽ nhận được sự đón nhận của thí sinh và phụ huynh là quy chế theo hướng mở, tùy các trường quyết định.
Ngược lại sẽ phủ nhận việc lâu nay là ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào. Lẽ ra khung tám bậc vừa mới ban hành sẽ được hiểu đầu ra bậc dưới sẽ là đầu vào bậc trên.
Do vậy, nên có ngưỡng cho bậc cao đẳng là ngưỡng tốt nghiệp THPT, ngưỡng cho ĐH phải cao hơn.
Thứ hai, việc không giới hạn số nguyện vọng, nghe qua thì thấy dự thảo quy chế đang hướng đến quyền lợi tối đa cho thí sinh.
Tuy nhiên, điều này không cần thiết vì thực tế nhiều năm qua, có nhiều em không sử dụng hết các nguyện vọng tối đa. Việc này liên quan trực tiếp đến cơ sở dữ liệu chung.
Tuyển sinh 2017: Bỏ điểm sàn và những điểm mới
Theo dự thảo công bố ngày 16/12, Bộ GD&ĐT sẽ bỏ điểm sàn, thí sinh có thể đăng ký vào nhiều trường đại học và được thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi THPT quốc gia.
Bỏ điểm sàn, trường kém chất lượng sẽ tuyển sinh ồ ạt?
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, việc bỏ điểm sàn đại học có thể là cơ hội để một số trường tuyển sinh ồ ạt, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo đại học.
ĐH Quốc gia Hà Nội bất ngờ hủy kỳ thi đánh giá năng lực đã thực hiện 2 năm qua. Điều này đang khiến các trường dự kiến tổ chức kỳ thi riêng trong năm 2017 phải cân nhắc.