Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thị trấn cấm chết, cấm sinh sản ở Na Uy

Bất kể dân bản địa hay khách du lịch đến thị trấn Longyearbyen (Na Uy) đều phải tuân thủ thực tế được luật hóa suốt hơn nửa thế kỷ qua: Không chết và không được sinh con.

Thị trấn Longyearbyen ở Na Uy quy định chết tại đây là bất hợp pháp. Ảnh: Francesco Ungaro/Pexels.

Nằm sâu trong vùng đất băng giá của Bắc Cực, thị trấn Longyearbyen thuộc quần đảo Svalbard, Na Uy là một trong những nơi đặc biệt nhất trên hành tinh. Không chỉ vì cái lạnh khắc nghiệt (nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận là -46,3°C), mà còn vì nơi đây tồn tại một điều luật độc nhất vô nhị: chết ở Longyearbyen là bất hợp pháp.

Nghe có vẻ phi lý, nhưng quy định kỳ lạ này lại xuất phát từ những lý do hoàn toàn thực tế, liên quan trực tiếp đến môi trường tự nhiên cực đoan nơi đây.

Theo India Times, Longyearbyen nằm trên lớp đất đóng băng vĩnh cửu (permafrost). Điều này khiến việc chôn cất truyền thống gần như không thể thực hiện: đất cứng như đá, rất khó đào và quan trọng hơn là các thi thể sau khi được chôn sẽ không phân hủy.

Nghiên cứu cho thấy các xác chết được chôn ở Longyearbyen từ hàng chục năm trước vẫn còn nguyên vẹn, bao gồm cả các mầm bệnh bên trong. Thậm chí, người ta phát hiện những loại vi khuẩn và virus cổ xưa còn sống sót nhờ được "bảo quản" hoàn hảo trong băng giá.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và lớp băng vĩnh cửu đang dần tan chảy, nguy cơ các tác nhân gây bệnh này quay trở lại đe dọa con người là hoàn toàn có thật. Chính vì thế, vào năm 1950, chính phủ Na Uy ban hành đạo luật cấm người dân chết và chôn cất trong thị trấn.

Các nghĩa trang tại Longyearbyen bị đóng cửa. Những người bệnh nặng hoặc đang hấp hối sẽ được nhanh chóng chuyển về đất liền cách đó hơn 2.000 km để trải qua những giây phút cuối cùng.

Không chỉ "cấm chết", Longyearbyen còn không chào đón việc sinh con. Phụ nữ mang thai đến gần ngày sinh sẽ được yêu cầu rời khỏi Longyearbyen và đến đất liền Na Uy, bởi nơi đây không có cơ sở y tế đủ điều kiện để xử lý việc sinh nở an toàn.

Quy định này được đặt ra ngoài lý do y tế còn để tránh những rủi ro trong trường hợp sinh non hoặc biến chứng vốn rất khó xử lý ở nơi xa xôi và lạnh giá. Trong trường hợp không may có người tử vong tại Longyearbyen trước khi kịp di chuyển, phương án được cân nhắc là hỏa táng. Tuy nhiên, việc này cũng không đơn giản.

Gia đình phải làm thủ tục xin giấy phép từ tiểu bang để có thể hỏa táng và đưa bình tro đi chôn nơi khác. Điều này càng cho thấy cái chết tại Longyearbyen không chỉ bị cấm về mặt luật pháp mà còn là một hành trình hành chính đầy rắc rối.

Đối với người ngoài, quy định cấm chết và sinh con tại Longyearbyen có thể là điều kỳ lạ và có phần phi lý. Nhưng trong điều kiện môi trường tự nhiên khắc nghiệt, nơi thi thể không phân hủy và virus có thể sống sót hàng thập kỷ, đây lại là những biện pháp hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sự bền vững của môi trường.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Công viên 'nhà 7 màu' gây sốt tại Hong Kong

Ma Wan 1868, dự án thuộc giai đoạn 2 công viên Ma Wan (Hong Kong, Trung Quốc) với các không gian bảo tồn văn hóa, mua sắm và các điểm cắm trại sang trọng, đã mở cửa đón khách.

Ngôi làng ăn chung, tiêu tiền chung ở Thái Nguyên

Làng sinh thái Thái Hải có khoảng 200 người dân cùng sinh sống. Ở đây, dân làng ăn chung, dùng đồ chung, nhà ai kiếm được tiền cũng góp chung vào quỹ làng.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm