Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hòn đảo ở châu Âu cứ 6 tháng đổi quốc tịch một lần

Hòn đảo này nằm giữa biên giới giữa Tây Ban Nha và Pháp. Hai quốc gia sẽ luân phiên thay đổi quyền sở hữu hòn đảo cứ 6 tháng một lần.

Đảo Pheasant thuộc quyền sở hữu của Tây Ban Nha nửa đầu năm, nửa năm còn lại thuộc quyền sở hữu của Anh. Ảnh: Amusing.

Chỉ dài không quá 200 m, rộng 40 m, đảo Pheasant cứ 6 tháng phải đổi quôc tịch một lần do nằm giữa sông Bidasoa, ngay trên biên giới quốc tế giữa Pháp và Tây Ban Nha, theo The Telegraph.

Theo thỏa thuận ký kết từ năm 1660, đảo Pheasant sẽ thuộc về Tây Ban Nha từ ngày 1/2 đến ngày 31/7 hàng năm và sau đó chuyển sang quản lý của Pháp trong nửa năm còn lại.

Pía Alkain-Sorondo, một nhà khảo cổ học người Tây Ban Nha, cho biết vừa có dịp ghé thăm Pháp và trực tiếp ngắm nhìn hòn đảo Pheasant kỳ thú từ thị trấn Hendaye. Qua quan sát từ xa, Pía Alkain-Sorondo thấy ở đảo Pheasant có một đài tưởng niệm hòa bình, xung quanh là những lớp cây hơi xe phủ.

Một người chèo thuyền kayak lướt qua trên sông, chậm lại để ngắm đảo Pheasant, nhưng không dừng lại.

Hòn đảo được coi là lãnh thổ quân sự (do hải quân Tây Ban Nha hoặc "Phó vương Đảo Pheasant" hùng vĩ quản lý trực tiếp khi thuộc Pháp) nên khách du lịch bị cấm đặt chân đến hòn đảo vào hầu hết thời gian trong năm.

Du khách chỉ có cơ hội đặc biệt để đến đảo trong các sự kiện quan trọng như lễ bàn giao quyền quản lý 2 năm một lần hoặc trong các chuyến tham quan di sản hiếm hoi.

Để đảm bảo quản lý hiệu quả, các nhân viên chính quyền từ Irun (Tây Ban Nha) và Hendaye (Pháp) sẽ đến đảo Pheasant mỗi 6 tháng để kiểm tra và dọn dẹp đảo sạch sẽ.

Bộ Tư lệnh Hải quân của cả hai quốc gia cũng đảm nhận nhiệm vụ trực đảo. Vì vậy, trong thời gian đảo thuộc chủ quyền nước nào thì quân đội nước đó sẽ thay phiên trực đảo 5 ngày một lần.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Nơi máy bay hạ cánh đẹp nhất thế giới

Sân bay trên đảo Lord Howe giành vị trí đứng đầu trong danh sách những nơi máy bay hạ cánh đẹp nhất thế giới, theo đánh giá của AllClear.

Ngọn đồi xe tắt máy vẫn tự leo dốc tại Ấn Độ

Không chỉ nổi tiếng với lực hút kỳ lạ, Magnetic Hill còn trở thành điểm dừng chân hoàn hảo cho những tay đua mệt mỏi khi di chuyển trên đường cao tốc.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm