Bộ phận nào của tôm nhiều canxi nhất?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết chúng ta thường nhầm vỏ ngoài chính là canxi nhưng điều này không chính xác. Vỏ là màng phía ngoài, chỉ có tác dụng bảo vệ con tôm. Phần nhiều canxi của tôm nhất chính là phần thịt. Đây cũng là canxi hữu cơ, tốt cho cơ thể. |
Tôm đồng hay tôm biển nhiều canxi hơn?
Protein, vitamin và chất khoáng trong tôm đồng và tôm biển là tương đương nhau. Riêng canxi, trong tôm đồng có nhiều hơn tôm biển. |
Bộ phận này chứa nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng:
Thạc sĩ, bác sĩ Trương Nhật Khuê Tường, khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đầu tôm là khoang rỗng chứa các chất cặn bã, ký sinh trùng, kim loại nặng gây ảnh hưởng sức khỏe. Bởi vậy, bạn không nên ăn đầu tôm. |
Đường chỉ đen đậm trên lưng tôm chứa gì?
Các chỉ đen đậm nằm trên lưng tôm là đường tiêu hóa, chứa chất thải của tôm, gây sạn khi ăn. Bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn. |
Ai không nên ăn tôm?
Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội, ăn tôm không bóc vỏ, bỏ càng gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Người bị gout, tăng axit uric máu và viêm khớp, cường giáp cũng không nên ăn tôm. Ngoài ra, tôm là thực phẩm giàu protein, người bị dị ứng với thực phẩm này sẽ nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn. |
Ăn tôm sống mới hấp thụ được hết chất dinh dưỡng.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội, nhiều loài như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não. |
Không nên chế biến tôm cùng thực phẩm này:
Theo PGS Thịnh, bạn không nên chế biến kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả nhiều vitamin C. Lý do là khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm sẽ phát tán độc tố dẫn đến ngộ độc thực phẩm. |
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.