Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Thiểu năng tuần hoàn não: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người trung niên và cao tuổi (từ tuổi 40 trở lên), đặc biệt ở những người lao động trí óc.

Xin bác sĩ cho biết thiểu năng tuần hoàn não nguy hiểm như thế nào? Vậy cần làm gì để phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ khu vực miền Bắc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 108

Thiểu năng tuần hoàn não (rối loạn tuần hoàn não-Cerebrovascular disorder) là tình trạng lượng máu lên não giảm, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào não thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não.

Hiện chưa có thống kê cụ thể số lượng bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não đến khám. Bởi khái niệm thiểu năng tuần hoàn não là theo lâm sàng, có nhiều nguyên nhân, phụ thuộc nhiều yếu tố, dễ lẫn với các bệnh khác. Mặt khác, não bù trừ rất tốt nên đánh giá khó chính xác.

Tuy nhiên, các bệnh nhân đến khám nếu có biểu hiện đau đầu; hoa mắt, ù tai, chóng mặt; rối loạn giấc ngủ; tê bì chân tay; giảm sút trí nhớ và mệt mỏi nếu không tìm thấy nguyên nhân thường được cho là thiểu năng tuần hoàn não. Những bệnh nhân này có thể chiếm tới 1/3 những trường hợp đến khám tại các phòng khám chuyên khoa thần kinh.

thieu nang tuan hoan nao anh 1

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ khu vực miền Bắc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 108 nhận định số lượng bệnh nhân không tìm thấy nguyên nhân thường được cho là thiểu năng tuần hoàn não có thể chiếm tới 1/3 những trường hợp đến khám tại các phòng khám chuyên khoa thần kinh. Ảnh: Thạch Thảo.

Các biểu hiện của tình trạng này bao gồm:

- Nhức đầu: Đây là triệu chứng thường gặp (chiếm 90% trường hợp) và xuất hiện sớm nhất. Đặc điểm là đau lan tỏa, co thắt hoặc khu trú vùng chẩm gáy, vùng trán.

- Chóng mặt: Cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng hoặc cảm thấy hoa mắt, tối sầm khi di chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột.

- Dị cảm: Có cảm giác không thật, bất thường (tê bì ở đầu ngón tay - chân, cảm giác kiến bò, ve kêu, cối xay lúa trong tai…) tồn tại cả ngày lẫn đêm, có khi ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh.

- Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, vào giấc ngủ khó, hay mộng mị, giảm chất lượng giấc ngủ

- Giảm sự tập trung: giảm sự chú ý, hay đãng trí hoặc chỉ chú ý đến một việc nào đó mà không còn phù hợp với hoàn cảnh lúc đó nữa

- Rối loạn về cảm xúc: dễ cáu, dễ xúc động, khó kiềm chế

- Rối loạn trí nhớ: giảm trí nhớ gần, giảm khả năng sắp xếp theo trình tự

Những người có nguy cơ cao mắc thiểu năng tuần hoàn não:

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người trung niên và cao tuổi (từ tuổi 40 trở lên), đặc biệt ở những người lao động trí óc.

Hiện nay, cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực gây tình trạng căng thẳng thần kinh. Đồng thời, chế độ ăn uống không hợp lý như khẩu phần ăn thiên về chất đạm, chất béo, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chứa chất bảo quản, cũng dẫn đến nguy cơ tăng cholesterol, mỡ trong máu gây xơ vữa và hẹp động mạch não.

Ngoài ra, các yếu tố bất lợi cho sức khỏe như ô nhiễm môi trường, lối sống mất cân bằng (lười vận động và chủ quan vào sức trẻ) nên thường bỏ qua những cảnh báo của cơ thể. Vì vậy, bệnh có xu hướng xảy ra ở người trẻ tuổi hơn.

Thiểu năng tuần hoàn não ở mức độ nhẹ gây chóng mặt, mất sức lực, suy giảm trí nhớ, kém tập trung và không khống chế được cảm xúc làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ nói lắp, bị mất trí nhớ, tâm thần không ổn định và có khả năng bị đột quỵ dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.

Nguyên nhân gây ra thiểu năng tuần hoàn não

- Tăng huyết áp gây vữa xơ và hẹp động mạch, cục huyết khối, mảng bám lòng mạch…

- Bệnh tim mạch: suy tim, bệnh van tim…

- Mắc một số bệnh nền, mạn tính: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì…

- Thoái hoá cột sống cổ, lồi và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép mạch máu, giao cảm cổ, làm giảm lượng máu lưu thông lên não

- Dị dạng mạch máu bẩm sinh, viêm tắc động mạch, chấn thương

- Do các chèn ép từ bên ngoài hoặc do các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8)

Biến chứng của thiểu năng tuần hoàn não

- Giảm sút khả năng hoạt động, lao động và làm việc, khả năng tư duy, phán đoán, xử lý công việc và tính toán, giảm sút trí nhớ nếu không được điều trị

- Giảm chất lượng cuộc sống, mệt mỏi, giảm sự hứng thú, lạc quan

- Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể

- Các cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ não gây khuyết tật cần sự chăm sóc

Điều trị

Điều trị nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

- Duy trì mức huyết áp mục tiêu: HATT: 110-130mmHg; HATTr: 80-85mmHg

- Dùng thuốc chống vữa xơ động mạch (nếu có) theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Điều chỉnh mức glucose máu (nếu tăng)

- Điều trị các bệnh tim mạch (nếu có)

- Dùng thuốc tăng lưu lượng máu não theo đơn của bác sĩ

- Nếu do hẹp vữa xơ động mạch não: nong mạch, đặt stent (theo chỉ định của bác sĩ)

Phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não

- Lao động, làm việc và nghỉ ngơi thư giãn hợp lý

- Chơi thể thao, đi du lịch để giảm thiểu stress, sống lạc quan, yêu đời

- Hạn chế sử dụng liên tục các sản phẩm công nghệ hàng ngày như tivi, laptop, smartphone

- Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ, hạn chế chất đạm, chất béo

- Thăm khám bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng bất thường kể trên

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm từ thảo dược, an toàn, tốt cho não bộ, hỗ trợ hoạt huyết thông mạch, vừa có tác dụng phòng bệnh vừa giúp bệnh nhân sau đột quỵ giảm di chứng. Các sản phẩm này được chiết xuất từ bạch quả, dầu cá, đương quy, hồng hoa, đinh lăng…

thieu nang tuan hoan nao anh 2

Hoạt huyết thông mạch TW3 là sản phẩm kết hợp các thảo dược: đương quy, xuyên khung, hồng hoa, bạch quả,… và được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3. Sản phẩm hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu não giúp giảm các triệu chứng: suy giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ, tê bì chân tay do lưu thông máu kém.

Zing kết hợp Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3 trong tuyến nội dung “Để não bộ luôn khoẻ mạnh” nhằm cung cấp cho độc giả các nội dung chăm sóc sức khoẻ nói chung và sức khoẻ não bộ nói riêng một cách khoa học.

Hoạt huyết thông mạch TW3 với thành phần chiết xuất từ các thảo dược giúp hỗ trợ: hoạt huyết, thông mạch, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não; giúp giảm triệu chứng suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì, nhức mỏi tay chân do thông máu kém; và hỗ trợ giảm triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch. Để tham khảo thêm thông tin về sản phẩm, độc giả truy cập tại đây.

https://app.event.zalo.me/lead/v4/?s_id=5626971b7e8e3418c4b3758a3c82d3b6f55a41f24ae30bfdd5d941b930c698a0

6 loại dược liệu quý cho người lưu thông máu kém

Lưu thông máu kém là bệnh phổ biến, có thể gây thiếu máu não, đột quỵ. Trong Đông y, nhiều dược liệu quý giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị cho người thiếu máu não.

Phương pháp mới có thể cứu người bị đột quỵ

Nhờ manh mối di truyền, các nhà khoa học phát hiện liệu pháp điều trị đột quỵ hiệu quả nhưng đã bị lãng quên hàng thập kỷ.

Minh Lan

Phan Châu Giang

Bạn có thể quan tâm