Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thịt để tủ lạnh cả tháng có nên ăn?

Nhiều người cho rằng thịt để lâu ngày trong tủ lạnh dễ nhiễm vi sinh vật, dẫn đến ngộ độc thực phẩm khi sử dụng, vậy thịt để tủ lạnh cả tháng có nên ăn?

Các loại thịt nên bao kín, không để không khí lọt vào, không nên để khối to, mà nên cắt theo trọng lượng đủ bữa ăn để thuận tiện cho việc rã đông.

Thực tế thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ được lâu ngày hơn rất nhiều so với để bên ngoài, nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng, bảo quản thời gian vô hạn.

Thịt được đóng gói để mang đi xuất khẩu sẽ được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ rất thấp, -50 độ C, có thể để 6 tháng. Còn với tủ lạnh gia đình, ngăn đông chỉ khoảng từ -12 đến -18 độ C, thịt có thể để được đến một tháng. Vì vậy, gia đình bạn để thịt trong tủ lạnh một tháng, khi bỏ ra rã đông vẫn có thể ăn.

Khi bảo quản trong tủ lạnh thì bản thân thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật. Trong khi đó, chỉ nhiệt độ cao mới giết được vi sinh vật, nhiệt độ thấp sẽ khiến chúng co lại, không hoạt động nữa. Nếu để tủ lạnh quá lâu, vi sinh vật sẽ thích ứng, hoạt động và phát triển chậm, từ đó sinh ra độc tố, gây các bệnh khác.

Bất kể thực phẩm nào, không chỉ riêng thịt, để trong tủ lạnh quá lâu thì các thành phần của chúng bị biến đổi. Thịt không có dấu hiệu ôi thiu, chế biến cũng không thể thơm ngon được như lúc tươi sống. Tốt nhất, bạn cố gắng ăn hết sớm, không nên để quá lâu.

Bạn có thể thực hiện để đảm bảo thực phẩm đông lạnh được an toàn, như giữ một nhiệt kế trong tủ đông để luôn duy trì nhiệt độ có ở mức -17 độ C; tránh đặt thực phẩm vẫn còn nóng vào trong tủ đông, cần để nguội ở nhiệt độ phòng; không mở tủ thường xuyên.

Các loại thịt nên bao kín, không để không khí lọt vào, không nên để khối to mà nên cắt theo trọng lượng đủ bữa ăn để thuận tiện cho việc rã đông.

Ăn chuẩn ít bệnh

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Những nghề có nguy cơ cao mắc phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường, yếu tố nguy cơ mắc COPD thuộc về cơ địa người bệnh và do tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

https://vtcnews.vn/thit-de-tu-lanh-ca-thang-co-nen-an-ar899602.html

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên Cán Bộ Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội) / VTC News

Bạn có thể quan tâm