Theo số liệu được công bố hôm 20/3, có 10.949 cuộc hôn nhân của phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 44 vào năm 2022, vượt xa con số 10.113 cuộc hôn nhân của phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 24.
Mức chênh lệch có phần trái ngược lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 2021, kể từ khi cơ quan này tổng hợp dữ liệu vào năm 1990.
Trong bối cảnh các chuẩn mực xã hội và nhận thức về hôn nhân đang thay đổi, quốc gia này liên tục chứng kiến số đám cưới ngày càng giảm mạnh. Số cặp kết hôn giảm xuống còn 191.690 vào năm 2021, bằng một nửa so với con số 388.960 được ghi nhận vào năm 1997.
Số lượng phụ nữ kết hôn lần đầu ở độ tuổi 20 giảm từ 136.918 xuống còn 10.133, thấp hơn 93% so với 25 năm trước, do thanh niên Hàn Quốc lập gia đình muộn.
Trong khi đó, số cô dâu ở độ tuổi ngoài 40 tăng từ 7.322 lên 10.949 trong cùng thời kỳ, cho thấy hôn nhân đang được cải thiện theo thế hệ. Cơ quan thống kê đánh giá rằng quá trình chuyển đổi nhân khẩu học là nguyên nhân chính, dẫn đến sự sụt giảm này.
Dựa trên dân số nữ cư trú đã đăng ký trung bình trong suốt cả năm, phụ nữ ở độ tuổi ngoài 20 là 1,45 triệu vào năm 2022, giảm 29,2% so với 2,04 triệu vào năm 1997. Trong khi số phụ nữ ở độ tuổi 40 là 1,95 triệu, tăng 16,3% so với 1,68 triệu của năm 1997.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cả phụ nữ lẫn nam giới xứ củ sâm kết hôn ngày càng muộn.
Có nhiều lý do khác nhau khiến phụ nữ Hàn Quốc từ chối kết hôn và sinh con. Ảnh minh họa: Ahn Young-joon/AP. |
Mất nhiều thời gian hơn để kiếm một công việc ổn định hoặc mua nhà cũng được coi là một lý do khiến tuổi kết hôn của người Hàn Quốc tăng lên so với các thế hệ trước.
Theo dữ liệu được công bố năm ngoái, 42,3% phụ nữ ở độ tuổi đầu 40 trả lời “có” khi được hỏi "liệu họ có nghĩ hôn nhân là cần thiết hay không", trong khi tỷ lệ này tương ứng chỉ là 35,1% và 29,1 đối với những người ở độ tuổi 20 và thanh thiếu niên.
Các cuộc khảo sát cũng cho thấy kết hôn không còn là điều bắt buộc với nhiều người, việc nữ giới lập gia đình ngoài 30 tuổi không phải chuyện lạ. Độ tuổi kết hôn trung bình hiện nay là 30-39, gần một nửa số phụ nữ kết hôn vào năm 2021 từ 30 tuổi trở lên.
Tâm lý từ chối hôn nhân và quyền làm mẹ của nhiều phụ nữ Hàn Quốc đang tạo ra xu hướng mới, được gọi là cuộc "đình công sinh nở" hay "đình công hôn nhân", theo cây bút Hawon Jung trên New York Times.
Nhìn chung, thanh niên Hàn Quốc có nhiều lý do từ chối lập gia đình, bao gồm chi phí nuôi con đắt đỏ, giá nhà không hợp túi tiền, triển vọng việc làm u ám và thời gian làm việc căng thẳng.
Phụ nữ nước này nói riêng cũng đã chán ngán với những kỳ vọng bất khả thi của xã hội truyền thống đối với các bà mẹ.
Một cuộc khảo sát năm 2022 cho thấy nhiều phụ nữ hơn nam giới - 65% so với 48% - không muốn có con. Con số này đang tăng gấp đôi khi họ tránh hoàn toàn hôn nhân (và những áp lực thông thường của nó).
Phụ nữ Hàn Quốc không còn chấp nhận sự nam tính độc hại một cách thụ động. Họ đã tổ chức rầm rộ, từ phong trào #MeToo thành công nhất châu Á đến các nhóm như “4B”, có nghĩa là “Bốn không: không hẹn hò, không tình dục, không kết hôn và không nuôi dạy con cái”.
Sự bất công với phụ nữ luôn ẩn mình trong xã hội hiện đại
Khi nghiên cứu về nhiều mặt của đời sống như: Giao thông, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội… phần lớn dữ liệu được thu thập từ nam giới, hoặc không phân biệt giới tính khi tiến hành khảo sát. Từ đó các nhu cầu của phụ nữ không được quan tâm đúng mức. Cuốn sách Phụ nữ vô hình của tác giả Caroline Criado Perez mang đến cho người đọc một cái nhìn khác về bình đẳng giới. Bình đẳng không nằm ở việc đặt hai giới ngang nhau khi suy xét một vấn đề cụ thể. Sự công bằng đến từ việc nhìn nhận một cách đúng đắn về các hạn chế của phụ nữ từ đó giúp họ thể hiện hết khả năng của mình và không bị tụt lại phía sau.