Đây là kết quả được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine, do nhóm chuyên gia tại Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, và Trường Y tế Công cộng Đại học Boston, Mỹ, thực hiện.
Dự án phân tích trên các bệnh nhân Covid-19 (có xét nghiệm khẳng định rRT-PCR) ở tỉnh Chiết Giang trong thời gian tháng 1-8/2020. Theo Miamiherald, các tác giả xác định được 9.000 người tiếp xúc gần (F1) với 730 F0. Họ là người sống cùng nhà (bạn bè, thân nhân), đồng nghiệp, nhân viên trong bệnh viện, người đi chung xe với những F0 nói trên.
Nhóm nghiên cứu theo dõi F0 ít nhất 90 ngày sau khi họ có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Trong số này, 89% bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến trung bình, 11% không có triệu chứng.
Nhóm phát hiện người sống cùng hoặc tiếp xúc F0 nhiều lần có tỷ lệ lây nhiễm nCoV cao hơn so với các tiếp xúc khác. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn ở các F1 tiếp xúc F0 trong hai thời điểm: Hai ngày trước khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng hoặc 3 ngày sau khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng.
Mô tả nguy cơ phát tán nCoV trong thời điểm khởi phát triệu chứng ở các bệnh nhân Covid-19. Ảnh: JAMA Internal Medicine. |
Nguy cơ cao nhất (đạt đỉnh) tại ngày 0. Điều này cũng có ý nghĩa ngay trước khi khởi phát triệu chứng, bệnh nhân đã có khả năng lây nhiễm, phát tán nCoV ra bên ngoài, sang người lành. Thời gian phát tán SARS-CoV-2 cao nhất kéo dài tới 6 ngày.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện nếu F0 của họ không có triệu chứng, những F1 sau đó khi mắc Covid-19 và cũng có đặc điểm tương tự.
Vì vậy, nhóm tác giả cảnh báo khi các F1 tiếp xúc F0 trong khoảng thời gian này và có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính, chúng ta cần cẩn trọng để tránh hiện tượng âm tính giả. F1 vẫn cần tự cách ly, theo dõi cho đến khi xét nghiệm rRT-PCR.
Theo tiến sĩ, giáo sư dịch tễ Leonardo Martinez, Trường Y tế Công cộng, Đại học Boston, Mỹ, trước đây, các nghiên cứu đều tập trung về tải lượng virus hoặc số lượng virus trong đường hô hấp trên của F0 để dự báo khả năng phát tán nCoV của họ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc và Mỹ đã tìm thấy những bằng chứng khác để lý giải nguyên nhân một số F0 trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Chìa khóa nằm ở thời điểm họ khởi phát triệu chứng. Càng nhiều người tiếp xúc bệnh nhân trong thời gian họ dễ phát tán nCoV, nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng càng nhanh, nhiều.
Tuy vậy, nghiên cứu này thực hiện trên chủng nCoV đầu tiên - chủng xuất hiện ở Vũ Hán. Do đó, các nhà nghiên cứu cũng tự nhận không thể khẳng định điều này với biến chủng Delta - vốn được cho là dễ lây lan, nguy cơ gây bệnh nặng hơn.
Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí The Lancet vào tháng 11/2020 cho thấy bệnh nhân Covid-19 dễ phát tán nCoV nhất trong 5 ngày đầu tiên kể từ khi họ bị virus tấn công.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.