Bình oxy y tế là thiết bị được sử dụng khi bệnh nhân có vấn đề về hô hấp. Đây là thiết bị không khó sử dụng. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) khuyến cáo người dân cần nắm kỹ các nguyên tắc khi sử dụng để cung cấp oxy cho bệnh nhân. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý nơi đặt, cách tháo lắp, an toàn cháy nổ khi sử dụng.
Chuẩn bị vị trí đặt bình oxy
Theo HCDC, trước khi đặt bình oxy, người nhà nên dọn dẹp phần đầu giường của bệnh nhân. Chúng ta cần lưu ý đặt bình ở nơi không bị va chạm, không gian thông thoáng. Bình oxy cần được nằm ở nơi cách xa nguồn nhiệt, nguồn điện (bếp gas, khói thuốc lá…) ít nhất 5 m.
Người dân kiểm tra bình oxy đầu tiên là về màu sắc. Các bình oxy có màu xanh. Tiếp đến chúng ta kiểm tra bộ thở khí hay còn gọi là bộ đồng hồ và cột chứa bi oxy, bình tạo ẩm, gồm van điều chỉnh lưu lượng, đồng hồ đo áp suất, đo lưu lượng, bộ tạo ẩm. Dây oxy thở có thể có hoặc không kèm mặt nạ thở.
Nhân viên y tế mang bình oxy đến cho các bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu. |
Cách lắp đặt
Đầu tiên, chúng ta nối đồng hồ vào bình oxy. HCDC lưu ý người dân nên xoay ren sau đó dùng mỏ lết để siết chặt. Tiếp đến, bình tạo ẩm cần được đổ nước sao cho mức nước ở khoảng 1/2 bình. Người dân nên dùng nước tinh khiết hoặc nước uống. Ngoài ra, nước không được thấp hơn vạch trên bình. Nếu có hai vạch, nước không được thấp hơn vạch dưới.
Sau đó, chúng ta lắp dây oxy vào bình tạo ẩm, mở van bình bằng cách xoay van ngược với chiều kim đồng hồ. Tiếp đến, bạn cần kiểm tra kim đồng hồ. Nếu kim đồng hồ ở khu vực màu xanh là còn oxy, vàng vàng có nghĩa sắp hết và màu đỏ tức oxy đã hết.
Để điều chỉnh liều lượng oxy, chúng ta sử dụng núm vặn oxy sao cho viên bi ngang số 2 (nghĩa là thở 2 lít/phút).
Cách đeo dây oxy thở như sau: Đeo cannula mũi hoặc mặt nạ và hít thở đều. Khi đeo cannula cần kiểm tra gọng oxy xem có bị gãy, nứt không. Chiều cong cần hướng xuống dưới, sau đó dây được luồn qua tai và thắt nút.
Về liều lượng oxy, với Cannula, chúng ta cần cho người bệnh khởi đầu ở 2 lít/phút, tối đa 6 lít/ phút. Với mặt nạ, bệnh nhân cần thở khởi đầu ở 3 lít/phút, tối đa 10 lít/phút.
Để tắt bình oxy, người dân cần đóng chặt van bình bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ và đợi về mức 0, sau đó xoay núm về mức 0, cuối cùng là tháo ren.
Bình oxy y tế cần được kiểm tra kỹ trước khi lắp đặt và cho người bệnh sử dụng. Ảnh: Freepik. |
Lưu ý phòng tránh cháy nổ
Nguy cơ cháy nổ bình oxy rất cao nếu người dân không vận chuyển, sử dụng đúng cách. HCDC khuyến cáo khi vận chuyển, chúng ta cần đóng tất cả van và núm vặn. Bình phải được cố định chắc chắn, không kéo lê và vận chuyển nhẹ nhàng.
Mỗi khu vực đặt, để bình oxy cần được trang bị thêm bình chữa cháy và thiết bị báo cháy (nếu có).
Khi lắp ráp bình oxy, người dân không được dùng tay, chân, quần áo dính dầu mỡ hay dung dịch chữa cồn như nước rửa tay khô.
Nếu van bình oxy hở, kèm theo tiếng xì, chúng ta không được tự ý sửa chữa. Ngoài ra, người dân không được tự sang chiết khí hay nạp khí lạ vào bình, không chạm làm hư hỏng ren, nơi gắn dây oxy bởi có thể gây rò rỉ khí ra ngoài.
HCDC cũng đưa ra một số dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh nhân thiếu oxy gồm xanh tím môi và đầu ngón tay; co kéo vị trí cơ trên vùng cổ và 2 bên sườn, chóng mặt; mạch trên 100 lần/phút, đếm liên tục trong 1 phút bằng ngón 2 và 3. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị khó thở, thở nhanh >24 lần/phút (đếm nhịp thở bằng cách đặt tay lên thành bụng đếm sự di động thành bụng khi thở trong 1 phút); đo bằng máy SpO2 (nếu có): chỉ số <94%.
Nguyên tắc chung khi cho bệnh nhân thở oxy là tránh làm khô đường thở bằng cách dùng bình tạo ẩm và uống thêm nước. Khi thở oxy lâu, bệnh nhân phải duy trì ở liều thấp nhất mà không gây khó thở. Chúng ta không được cho người bệnh thở ở liều quá cao hoặc tăng liều quá nhanh. Sau mỗi 15 phút thở oxy, bình cần được điều chỉnh.
Lưu ý khi F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà:
- Tạo tâm lý thoải mái khi được sinh hoạt tại gia đình
- Thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm cho người xung quanh: phòng riêng, khép kín, thông gió và tuyệt đối không tiếp xúc gần người thân
- Tự theo dõi và phát hiện những yếu tố có thể đánh giá dấu hiệu sinh tồn, diễn biến nặng bao gồm: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu
- Người bệnh diễn biến nặng tỷ lệ thuận với độ tuổi, bệnh nền (đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, bệnh ung thư…).
Xem thêm tại đây: Hướng dẫn F0 tự chăm sóc tại nhà.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.