Tập thở sâu: Theo Bustle, thở sâu nghe tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng chú ý đến cách họ thở trong suốt cả ngày. Khi bị cuốn vào tình huống căng thẳng, có lẽ mọi người thường thở gấp, thở nông. Tuy nhiên, theo Harvard Health, thực tế trong trường hợp này, bạn nên hít thở sâu để giúp cơ thể thư giãn, loại bỏ phản ứng chiến đấu gây hoảng sợ và căng thẳng. Ảnh: Medicalnewstoday. |
Luôn cười vui vẻ: Có khiếu hài hước và luôn nở nụ cười mỗi ngày là điều rất quan trọng để kiểm soát phản ứng căng thẳng. Theo Mayo Clinic, tiếng cười giải phóng endorphin, kích thích tim và phổi, cải thiện tuần hoàn. Tất cả điều này đều giúp làm dịu phản ứng căng thẳng của bạn. Ảnh: Freshnlean. |
Thể hiện lòng biết ơn: Chỉ cần dành ra 5-10 phút viết nhật ký về những gì bạn biết ơn đã xảy ra trong ngày có thể giúp bạn giảm bớt lo lắng, tăng cường sự tập trung vào điều tích cực. Điều này có thể hữu ích trong việc chống lại sự hình thành cảm xúc tiêu cực của não bộ, giúp bạn thư giãn, dễ ngủ hơn. Ảnh: Bustle. |
Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục không chỉ dành cho cơ thể của bạn. Những người luôn giữ bình tĩnh biết rằng tập thể dục là giải pháp hữu ích giải phóng những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời tạo ra những thay đổi trong cơ thể để giúp họ bình tĩnh hơn. Tập thể dục đều đặn còn giúp tạo ra các hormone vui vẻ trong não, kiểm soát căng thẳng. Ảnh: Vogue. |
Có giấc ngủ ngon: Căng thẳng và giấc ngủ thường đi đôi với nhau. Những người khỏe mạnh chống lại sự căng thẳng bằng cách ưu tiên việc ngủ đủ giấc. Nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy những người thiếu ngủ thường bị căng thẳng, hay tức giận, buồn bã, kiệt quệ về tinh thần. Khi có lịch trình ngủ ổn định, bạn không còn phải lo lắng về việc cần ngủ bù vào ngày hôm sau. Ảnh: Grid. |
Ăn uống lành mạnh: Thực phẩm lành mạnh chứa các chất dinh dưỡng giúp chống lại phản ứng của cơ thể bạn với căng thẳng. Ngoài ra, khi có chế độ ăn uống kém, bạn có thể bị uể oải, mệt mỏi, khó chịu, dễ gặp áp lực và căng thẳng. Ảnh: Helpguide. |
Dành thời gian cho bạn bè: Những người không thường xuyên bị căng thẳng có các mối quan hệ tốt, lành mạnh và hỗ trợ cho họ. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự kết nối và tương tác giữa con người với nhau có xu hướng làm giảm phản ứng căng thẳng. Nó cũng cho phép bạn có thể dựa vào người khác trong những lúc cần hỗ trợ, an ủi. Ảnh: Unsplash. |
Dành nhiều thời gian ở ngoài: Căng thẳng có thể khiến bạn chỉ muốn ở trong nhà, nhưng thực tế, những người không bị căng thẳng lại dành nhiều thời gian ở ngoài trời. Nghiên cứu từ Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy ngay cả khi đi bộ ngắn trong không gian trong lành của tự nhiên cũng làm giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe. Ảnh: Readersdigest. |
Tạo ranh giới giữa công việc và cuộc sống: Công việc là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng cho nhiều người. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải tạo ra một số ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân của mình. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Occupational Health Psychology cho thấy tâm lý tách rời khỏi công việc trong thời gian không làm việc rất quan trọng đối với sự phục hồi và sức khỏe của nhân viên. Ảnh: Hrzone. |